Bệnh đầu hói: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh đầu hói là một dạng rối loạn tự miễn dịch phổ biến, thường khiến tóc rụng nhiều đột ngột và hình thành những mảng da đầu bị trống. Đây cũng là “nỗi ám ảnh” của rất nhiều người, gây ra sự mất tự tin và tính thẩm mỹ. Vậy làm thế nào để khắc phục và điều trị triệt để tình trạng hói đầu này?
Bệnh đầu hói: Nguyên nhân, triệu chứng & cách điều trị
Bệnh đầu hói là gì?
Bệnh đầu hói tiếng Anh là Baldness, là tình trạng tóc rụng nhiều hơn mức bình thường, và rụng không cân đối khiến nhiều mảng da đầu xuất hiện khoảng trống, trơn lì và mất lỗ chân lông. Bệnh có thể bắt gặp ở cả nam giới lẫn nữ giới và thường xuất hiện phổ biến trong độ tuổi trung niên hoặc người già. Tuy nhiên, hiện nay nó ngày càng có xu hướng trẻ hóa.
Đầu hói - Tóc rụng nhiều hơn mức bình thường và khiến nhiều mảng da đầu xuất hiện khoảng trống
Các kiểu hói đầu
Dưới đây là một số kiểu hói đầu phổ biến:
- Hói kiểu chữ M: Là tình trạng tóc rụng ở 2 bên trái, rụng từ thái dương và đi sâu vào bên trong tạo thành hình chữ M.
- Hói kiểu chữ O: Là tình trạng tóc rụng từ giữa đỉnh đầu tạo thành hình chữ O với kích thước lớn, bé khác nhau.
- Hói kiểu chữ U: Là tình trạng tóc rụng nguyên một phần trán, sau đó tiến sâu vào phần đỉnh đầu để tạo thành hình chữ U.
Đối tượng có nguy cơ hói đầu cao
Bệnh hói đầu dù không gây ra biến chứng nguy hiểm, nhưng nó cũng khiến nhiều người phải “dè chừng”, đặc biệt là những đối tượng thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao như:
Ai có nguy cơ hói đầu cao?
- Nam giới trên 30 tuổi: Do sự căng thẳng trong công việc, cuộc sống và việc sử dụng rượu bia, thuốc lá khiến nồng độ hormone mất cân bằng, tóc rụng liên tục.
- Có người thân bị hói đầu: Người thân trong gia đình có tiền sử bị bệnh đầu hói thì nguy cơ mắc bệnh hói đầu cũng rất cao.
- Phụ nữ sau sinh bị rụng tóc: Sự thay đổi của nồng độ tiết tố trong cơ thể khiến tình trạng rụng tóc nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn tới hói đầu.
- Phụ nữ mãn kinh, tiền mãn kinh: Sự mất cân bằng nội tiết tố khiến sự phát triển của các tế bào mầm tóc bị ngắn lại, lượng tóc mới không kịp thay thế tóc bị rụng đi. Điều này khiến mái tóc bị thưa dần và dẫn tới tình trạng hói đầu.
Bệnh đầu hói có nguy hiểm không? – Bệnh hói đầu không gây nguy hiểm đến sức khỏe, nhưng nó lại khiến mái tóc kém thẩm mỹ, không tạo được kiểu tóc và gây trở ngại tâm lý đối với nhiều người. Đôi khi nó cũng là nguyên nhân khiến người bị bệnh hói đầu trở nên cực đoan hơn.
Triệu chứng cảnh báo bệnh hói đầu
Những triệu chứng của bệnh hói đầu có thể nhận diện khi bạn có những mảng tóc rụng rõ ràng, còn thời điểm manh nha lại rất khó phát hiện. Dưới đây là một số triệu chứng cảnh báo bạn đang có nguy cơ bị hói đầu như:
Tùy từng trường hợp mà sẽ có những triệu chứng hói đầu khác nhau
- Tóc bị rụng nhiều, liên tục trong khoảng thời gian dài;
- Không thấy tóc mọc lại hoặc tỷ lệ tóc mọc lại rất ít, các sợi tóc rất mảnh và yếu;
- Có thể nhìn thấy những mảng da đầu;
Ngoài những đặc điểm chung, tình trạng hói đầu ở nữ và nam cũng sẽ có những biểu hiện khác biệt, chẳng hạn:
Triệu chứng hói đầu ở nam giới
Bệnh đầu hói ở nam giới được chia thành nhiều loại và mỗi loại lại có những triệu chứng khác như:
Dấu hiệu |
Chi tiết |
– Nguyên nhân chủ yếu là do bệnh tự miễn gây nên. – Tóc rụng thành từng đốm tròn như đồng xu hoặc mảng nhỏ trên da đầu. – Mảng bị rụng tóc vẫn có thể mọc lại nhưng số lượng không nhiều, sợi mảnh, dễ rụng. |
|
Hói đỉnh đầu |
– Tóc bị rụng nhiều ở khu vực đỉnh đầu và không có khả năng mọc lại hoặc có mọc lại nhưng rất ít. – Tình trạng rụng tóc sẽ lan rộng và tạo thành hói đầu kiểu chữ O. |
Hói đầu dạng thụt lùi đường chân tóc |
– Tóc rụng từ phần trước trán đến 2 bên thái dương. – Giai đoạn đầu, đường chân tóc sẽ rụng hơi lui về phía sau, tạo thành kiểu chữ M. |
Triệu chứng hói đầu ở nữ giới
Cũng giống với nam giới, hói đầu ở nữ giới cũng được chia thành các dạng như:
Dấu hiệu |
Chi tiết |
Hói đầu ở đường rẽ ngôi |
– Là đường chính giữa khi bạn rẽ tóc thành 2 bên, tóc sẽ rụng dần và mọc ít đi ở vùng này. – Tóc rụng kéo dài khiến đường rẽ ngôi ngày càng rộng và lộ rõ phần da đầu. |
Hói 2 bên thái dương |
– Thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt là chị em sau sinh. – Tóc sẽ rụng và mỏng dần ở 2 bên thái dương. Tuy nhiên, nữ giới vẫn có lượng tóc mọc mới mà không bị rụng hết toàn bộ 2 bên như nam giới. |
Hói ở phía trước trán |
– Vùng trước trán bị rụng thành một mảng nhỏ, tóc thưa dần và hiện rõ phần da đầu so với những vùng da khác. – Thường gặp ở người hay để tóc mái. |
Nguyên nhân gây đầu hói
Hói đầu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể:
Di truyền
Di truyền là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh hói đầu thường gặp nhất ở nam giới. Gia đình có ông bà, bố mẹ và người thân từng mắc bệnh đầu hói thì tỷ lệ bạn mắc phải sẽ cao hơn rất nhiều so với người bình thường.
Di truyền - nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh hói đầu
Hói đầu di truyền có chữa khỏi dứt điểm được không
Căng thẳng, stress
Khi bị mệt mỏi, căng thẳng kéo dài có thể gây ra tình trạng mất cân bằng nồng độ hormone và quá trình lưu thông máu tới da đầu, khiến oxy và dưỡng chất không thể đến được vùng da này. Điều này khiến nang tóc kém phát triển, tóc bị yếu đi và rụng đi nhiều.
“Bóc mẽ” 5 nguyên nhân rụng tóc nhiều mà bạn không ngờ đến
Rối loạn nội tiết
Mất cân bằng nội tiết tố hay sự tăng giảm bất thường của nồng độ hormone là nguyên nhân chính gây ra bệnh hói đầu ở cả nữ và nam. Theo nghiên cứu, có tới 80% trường hợp bị hói đầu là do sự mất cân bằng giữa 2 loại hormone là testosterone và DHT.
Mất cân bằng nội tiết tố - nguyên nhân chính gây ra bệnh đầu hói ở nam và nữ
Nam giới khi bước sang độ tuổi trung niên, nồng độ testosterone bị suy giảm và cơ thể tăng sản xuất DHT. Nữ giới trong giai đoạn sau sinh, tiền mãn kinh, mãn kinh, cơ thể sẽ có nhiều sự thay đổi và khiến hàm lượng hormone testosterone, DHT bị mất cân bằng.
Hóa chất làm tóc
Việc lạm dụng quá nhiều hóa chất trong thời gian ngắn cũng có thể là nguyên nhân làm gia tăng lượng tóc bị gãy rụng. Khi tỷ lệ tóc rụng nhiều hơn tỷ lệ mọc tóc mới sẽ dẫn tới tình trạng hói đầu.
Bệnh lý
Nếu bạn đang mắc một số bệnh liên quan đến tuyến giáp, hệ miễn dịch, tiểu đường, lupus, nấm, viêm da đầu cũng khiến tóc bị rụng nhiều hơn và có khả năng bị hói đầu.
Người mắc một số bệnh lý hoặc xạ trị cũng khiến tóc rụng, hói đầu
- Nấm, viêm nhiễm da đầu: Phần da đầu bị nấm hoặc viêm nhiễm sẽ bị rụng tóc nhiều. Nếu để lâu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng hói đầu.
- Bệnh về tuyến giáp: Khi mắc bệnh về tuyến giáp sẽ gây ra tình trạng rối loạn hormone, điều này sẽ dẫn đến tình trạng rụng tóc.
- Người đang hóa trị, xạ trị: Đối với một số bệnh nhân đang làm hóa trị và xạ trị sẽ bị rụng hết toàn bộ tóc trên da đầu. Tuy nhiên sau khi kết thúc việc điều trị, tóc có thể mọc lại bình thường.
Một số yếu tố khác
Bên cạnh những nguyên nhân đã nêu ở trên, tóc của bạn đã có thể bị suy yếu, gãy rụng nếu gặp phải những yếu tố sau:
- Mất cân bằng dinh dưỡng: Chế độ ăn uống không hợp lý khiến cơ thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, giảm sức khỏe của tóc và gây ra tình trạng gãy rụng.
- Dùng chất kích thích: Thuốc lá, rượu bia,... cũng là tác nhân khiến nồng độ hormon trong cơ thể thay đổi. Chính điều này sẽ làm tăng nguy cơ rụng tóc.
Phương pháp điều trị hói đầu hiệu quả nhất
Hiện nay có nhiều cách để điều trị hói đầu, nhưng hiệu quả cao hay thấp còn tùy vào nguyên nhân và tình trạng hói nhiều hay ít. Dưới đây là một số cách được sử dụng nhiều trong việc điều trị hói đầu:
Chữa bệnh đầu hói bằng mẹo dân gian
Phương pháp đầu tiên giúp điều trị bệnh đầu hói là tận dụng những nguyên liệu sẵn có tại nhà. Tuy nhiên, nó chỉ áp dụng với những trường hợp bị hói đầu nhẹ, mới chớm.
Dầu dừa
Dầu dừa chứa tới 12 loại chất béo, đặc biệt là bộ ba lauric, capric và linoleic giúp nuôi dưỡng biểu mô, tái tạo tế bào, tạo môi trường lý tưởng giúp tóc phát triển. Bên cạnh đó, nguồn vitamin E trong dầu dừa giúp tóc mọc nhanh, chân tóc cứng cáp, thân tóc mềm mại và óng mượt hơn.
Dầu dừa - Ngăn ngừa rụng tóc, kích thích mọc tóc
Cách thực hiện:
- Thoa trực tiếp dầu dừa lên vùng da đầu bị hói, sau đó massage 3 phút rồi gội sạch.
- Thực hiện 3 - 4 lần/ tuần để có được kết quả tối ưu và nhanh nhất.
>>> Dưỡng tóc bằng dầu dừa trị hói đầu rụng tóc hiệu quả
Tỏi
Nguyên nhân gây ra tình trạng rụng tóc, hói đầu là thiếu biotin, keratin và protein. Việc sử dụng tỏi sẽ “bù đắp” được tất cả khuyết thiếu này bằng lượng protein dồi dào, lành tính với mọi da đầu. Hơn nữa, tinh chất sulfur và saponin có trong tỏi còn giúp chống nấm ngứa, tăng độ đàn hồi da đầu, cải thiện vòng tóc mỏng.
Cách thực hiện:
- Tỏi xay nhuyễn, chắt lấy phần nước ép, rồi trộn cùng 1 thìa canh mật ong và thoa đều khắp da đầu.
- Massage da đầu 5 phút và thư giãn khoảng 30 phút rồi làm sạch với nước. Lưu ý, cần thực hiện đều đặn trong 3 tuần để thấy được hiệu quả.
Baking soda
Dù không trực tiếp kích thích mọc tóc nhưng baking soda lại có tác dụng giúp da đầu sạch sẽ, ngăn vi khuẩn phát sinh và điều tiết tuyến bã nhờn. NaHCO3 sẽ hút ẩm triệt để, đem lại da đầu sạch bóng gàu và khô thoáng. Nên nó đặc biệt thích hợp với người có da dầu và đang bị nấm mốc.
Baking soda - Giúp da đầu sạch sẽ, ngừa vi khuẩn, điều tiết tuyến bã nhờn
Cách thực hiện:
- Trộn baking soda cùng dầu gội và gội đầu như bình thường.
- Lưu ý, không dùng baking soda quá 2 lần/ tuần, bởi tính khử của nó rất mạnh.
Thuốc điều trị hói đầu
Dưới đây là một số loại thuốc được sử dụng khá phổ biến trong việc điều trị bệnh đầu hói như:
Thuốc đặc trị bệnh đầu hói cần có ý kiến của bác sĩ
- Thuốc Minoxidil: Có tác dụng làm chậm quá trình rụng tóc, kích thích sản xuất prostaglandin E2 làm tăng sinh nang tóc, thu nhỏ vùng da đầu bị hói.
- Thuốc Finasteride: Có tác dụng ức chế enzym 5-alpha reductase loại 2, làm chậm quá trình rụng tóc và kích thích tóc mọc trở lại.
- Thuốc kháng androgen: Là loại thuốc kháng androgen tại chỗ được sử dụng cho người bị hói đầu. Theo một số nghiên cứu, nếu sử dụng thuốc trong vòng 90 ngày có thể gia tăng tỷ lệ nang tóc phát triển.
- Thuốc kháng nấm, kháng khuẩn tại chỗ: Theo nghiên cứu nhỏ, việc sử dụng thuốc kháng khuẩn tại chỗ như
- Thuốc kháng khuẩn và kháng nấm tại chỗ: Theo một nghiên cứu nhỏ, việc sử dụng thuốc kháng khuẩn tại chỗ như piroctone olamine và triclosan trong 18 tháng cho thấy tín hiệu mọc lại của nang tóc. Hay một số bệnh nhân bị hói do viêm da đầu, sử dụng dầu gội chứa ketoconazol 2% có hiệu quả cải thiện tình trạng tóc rụng tóc.
Điều trị bằng laser năng lượng thấp – LLLT
Cơ chế của phương pháp laser LLLT trong điều trị hói đầu là cải thiện chứng rụng tóc nội sinh chưa rõ nguyên nhân, bằng cách thúc đẩy nguyên phân tế bào, kích thích tế bào nang tóc phát triển và chống lại những yếu tố gây viêm. Tuy nhiên phương pháp này vẫn chưa được nghiên cứu kỹ và chưa được áp dụng phổ biến.
Cấy tóc
Cấy tóc - Đem lại hiệu quả cao nhưng khá tốn kém chi phí
Cấy tóc cũng là một trong những phương pháp được áp dụng trong điều trị bệnh đầu hói. Cơ chế của phương pháp này là bóc tách những nang tóc khỏe ở vùng tóc dày để cấy lên vùng tóc hói. Tuy nhiên, chi phí phương pháp này khá cao và hiệu quả còn phụ thuộc vào phần nang tóc được lấy ra cũng như tay nghề của bác sĩ thực hiện.
Mạch bạn 5 cách kích thích mọc tóc phổ biến hiện nay
Cách chăm sóc tóc chắc khỏe, ngừa hói đầu
Cách để phòng ngừa bệnh hói đầu tốt nhất là chăm sóc tóc chắc khỏe từ sâu bên trong, đồng thời thay đổi thói quen hàng ngày. Cụ thể:
Chải đầu đúng cách
Chải đầu đúng cách giúp kích thích da đầu, thúc đẩy tuần hoàn, tóc sẽ có nhiều dưỡng chất để nhanh mọc hơn. Cách chải đầu đúng cách là nên chải theo hướng ngược lại của chiều tóc bị rủ xuống. Lưu ý, chải nhẹ nhàng và không giật mạnh khi tóc bị rối.
Chải đầu đúng cách cũng ngăn tóc gãy rụng
Không nên tạo kiểu quá nhiều
Tạo kiểu, sử dụng hóa chất làm tóc nhiều trong thời gian ngắn sẽ gây ra tình trạng khô xơ và gãy rụng tóc. Ngoài ra, khi làm tóc cần sử dụng nhiệt độ cao để định hình, chính điều này có thể phá hủy tế bào tầng của tóc, dẫn đến tóc bị rụng hoặc bị cháy.
Tránh stress
Nhằm hạn chế việc rụng tóc, bạn cần loại bớt phiền muộn, suy nghĩ tích cực và tạo tâm lý thoải mái khi làm việc. Hãy dành thời gian nghỉ ngơi, tập thể dục nhẹ nhàng để tinh thần sảng khoái hơn.
Chế độ ăn uống khoa học
Chế độ dinh dưỡng đủ dưỡng chất cũng góp phần giúp tóc khỏe mạnh hơn
Dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong việc kích thích mọc tóc nhanh hay chậm. Nếu ăn uống đủ chất dinh dưỡng như canxi, vitamin nhóm B, lipid,… sẽ thúc đẩy các tế bào mầm tóc phát triển hoàn chỉnh. Ngược lại, nếu chế độ ăn không đủ chất, tóc sẽ không thể phát triển khỏe mạnh được.
Sử dụng thực phẩm chức năng kích thích mọc tóc
Nếu tình trạng rụng tóc nghiêm trọng, ngoài việc thực hiện các biện pháp trên thì bạn nên kết hợp sử dụng thêm các thực phẩm chức năng để kích thích mọc tóc, tóc chắc khỏe, hạn chế gãy rụng. Điều này sẽ giúp tóc được chăm sóc từ sâu bên trong, giúp tóc chắc khỏe hơn.
Maxxhair – Giải pháp giảm rụng tóc an toàn, ngừa hói đầu hiệu quả
Để phòng ngừa bệnh hói đầu, tốt nhất những người có nguy cơ cao nên kết hợp sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ giảm rụng tóc, kích thích mọc tóc hiệu quả. Và viên uống mọc tóc Maxxhair là sản phẩm luôn nhận được sự đánh giá cao từ chuyên gia và và được người tiêu dùng bình chọn là sản phẩm hàng đầu hỗ trợ điều trị rụng tóc, kích thích mọc tóc nhanh do Thời báo kinh tế Việt Nam công bố năm 2018.
Viên uống Maxxhair - Giải pháp giảm rụng tóc, kích thích mọc tóc giúp tóc chắc khỏe
Viên uống Maxxhair là sự kết hợp của các loại thảo dược quý cùng các loại vitamin, khoáng chất giúp tóc phát triển và ngăn ngừa gãy rụng hiệu quả như:
- Chiết xuất từ mầm gạo Oryza sativa (Poly aktiv): Giúp thúc đẩy nang tóc phát triển nhanh hơn 60% so với bình thường. Ngoài ra, Poly aktiv còn hỗ trợ giảm đáng kể lượng tóc gãy rụng.
- Phức hợp kẽm và L’arginin: Giúp giảm nồng độ DHT trong cơ thể thông qua việc ức chế chuyển hóa testosterone thành DHT, hỗ trợ giảm rụng tóc hiệu quả.
- Vitamin B, Biotin, Kẽm, bột nấm tai mèo, Hà thủ ô đỏ: Giúp nuôi dưỡng, phục hồi nang tóc bị tổn thương, giúp sợi tóc mọc nhanh và dày hơn.
Theo nghiên cứu được thực hiện bởi bởi PGS.TS Phạm Thị Vân Anh – Trưởng bộ môn Dược lý, tại Đại học Y Hà Nội năm 2020, Maxxhair đã giúp tái tạo các nang rõ rệt sau ngày thứ 19 và 26 sử dụng, tóc mọc lên nhanh, chắc khỏe hơn.
Bệnh đầu hói sẽ không còn là “ám ảnh kinh hoàng” của mỗi người nếu xác định rõ được nguyên nhân gây bệnh và phương pháp điều trị phù hợp. Hy vọng những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích trong việc kích thích tóc mọc trở lại và ngừa hói đầu hiệu quả.
Các thông tin trên website Maxxhair.net chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu, khuyến nghị Quý khách hàng không tự ý áp dụng. Maxxhair.net không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.