27/01/2020 21:08
Tiết lộ 15 nguyên nhân gây tóc rụng và cách điều trị
Rụng tóc là một hiện tượng bình thường xảy ra hàng ngày với mỗi người, tuy nhiên khi tóc rụng nhiều bất thường có thể là một biểu hiện của một tình trạng bệnh lý. Khi đó, bạn cần tìm hiểu chính xác nguyên nhân tóc rụng để có thể có hướng điều trị đúng cách và kịp thời, giúp ngăn rụng tóc, tóc mọc lại đẹp và chắc khỏe.
Mục lục
- Nguyên nhân gây rụng tóc
- 1. Rụng tóc do di truyền
- 2. Tuổi tác
- 3. Căng thẳng
- 4. Thiếu dinh dưỡng
- 5. Gội đầu không đúng cách
- 6. Thường xuyên dùng hóa chất với tóc
- 7. Thói quen nhổ tóc
- 8. Thuốc
- 9. Alopecia từng mảng
- 10. Bệnh vẩy nến da đầu
- 11. Do tuần hoàn máu xấu – chất lượng máu kém
- 12. Điều trị ung thư
- 13. Bệnh tuyến giáp
- 14. Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục
- 15.Rụng tóc nhiều do da đầu dư thừa DHT
- Rụng tóc nhiều phải làm sao?
Nguyên nhân gây rụng tóc
1. Rụng tóc do di truyền
Đây là nguyên nhân rụng tóc phổ biến nhất trên toàn thế giới ở cả nam hay nữ. Rụng tóc di truyền phổ biến hơn ở nam giới, khi bạn thừa hưởng gen khiến nang tóc thu nhỏ dẫn đến tóc ngừng phát triển.
Ở nữ giới, dấu hiệu đầu tiên dễ nhận thấy của chứng rụng tóc do di truyền thường là tóc mỏng đi toàn bộ hoặc mỏng một phần và ngày càng lan rộng hơn. Còn với nam giới, khi một người đàn ông bị rụng tóc do di truyền, dấu hiệu đầu tiên thường thấy là chân tóc bị tụt xuống về sau và có điểm hói trên đỉnh đầu.
Tình trạng này cần điều trị sớm nếu không bạn sẽ tiếp tục rụng tóc.
☛ Đọc thêm: Rụng tóc do di truyền là gì? có chữa được không?
2. Tuổi tác
Tuổi tác đi cùng với lão hóa, do đó việc rụng tóc và tóc mới mọc chậm lại khi tuổi cao là hiện tượng khá phổ biến và dễ hiểu. Khi tuổi cao, tóc cũng dần phai màu. Tại một thời điểm nào đó, các nang tóc ngừng phát triển khiến cho tóc trên da đầu của chúng ta mỏng đi.
3. Căng thẳng
Các nghiên cứu thực tế đã chứng minh rằng cortisol (tên một loại hormone căng thẳng) có tác động lên chức năng và khả năng điều tiết của các nang tóc. Việc bạn cảm thấy mệt mỏi, áp lực kéo dài từ công việc hay gặp một biến lớn trong cuộc sống sẽ làm thay đổi chu kỳ của nang tóc bằng cách kết thúc thời gian phát triển tóc sớm hơn.
4. Thiếu dinh dưỡng
Tóc khỏe đẹp khi có chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Việc cung cấp đủ dinh dưỡng giúp tóc phát triển chắc khỏe và dày đẹp. Đặc biệt vitamin H (biotin) và vitamin B5 (axit pantothenic) là hai dưỡng chất cần thiết cho một mái tóc dày khỏe đẹp. Bởi vậy mà những chị em khi áp dụng chế độ ăn kiêng giảm cân thường xuất hiện tình trạng tóc rụng.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Tóc rụng thiếu chất gì và giải pháp cải thiện nhanh chóng
5. Gội đầu không đúng cách
Gội đầu quá thường xuyên hoặc quá thưa đều không tốt cho mái tóc của bạn. Việc gội đầu quá nhiều có thể khiến tóc của bạn mất đi độ ẩm cần thiết, chân tóc chịu táp động nhiều sẽ tổn thương và gãy rụng. Ngược lại, gội đầu quá ít lại làm da đầu bẩn, bít tắc nang tóc, gây gàu, nấm đầu. Từ đó, hạn chế khả năng phát triển của tóc, làm chân tóc yếu và gãy rụng. Các chuyên gia chăm sóc tóc khuyến cáo bạn nên gội đầu từ 3-4 lần/tuần.
6. Thường xuyên dùng hóa chất với tóc
Một vài thống kê cho kết quả rằng: Có khoảng 78% phụ nữ (từ 18 tuổi) từng duỗi, uốn nhuộm tóc, trong đó có tới 15% thường xuyên làm tóc mỗi tháng. Việc làm đẹp dần trở thành một nhu cầu quan trọng trong cuộc sống của các chị em. Tuy nhiên, khi tóc bạn thường xuyên phải chịu tác động của nhiệt, hóa chất từ thuốc duỗi, uốn, nhuộm sẽ khiến cho tóc của bạn tổn thương, chúng dễ khô xơ và gãy rụng.
7. Thói quen nhổ tóc
Trong y học có thuật ngữ Trichotillomania, đây là từ ngữ dành cho những người có thói quen thường xuyên nhổ tóc, họ có thể không biết rằng mình đang nhổ tóc và hành động một cách không chủ đích. Họ thường nhổ tóc ở vùng trán phía trước và hai bên thái dương, khiến cho tóc mọc không đều. Những ảnh hưởng tâm lý, căng thẳng hoặc cảm giác bối rối, bấn loạn khiến bạn nhổ tóc và cảm thấy được giải tỏa hơn.
8. Thuốc
Trường hợp bạn đang dùng thuốc để điều trị một bệnh lý nào khác, một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ đi kèm là rụng tóc. Trường hợp này, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ đã kê đơn thuốc, nhờ tư vấn về việc đổi thuốc hoặc nếu ngừng thuốc nếu gây ra vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
9. Alopecia từng mảng
Rụng tóc từng mảng là một căn bệnh phát triển khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các nang tóc gây ra rụng tóc. Bạn có thể bị rụng tóc (lông) ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, bao gồm cả da đầu, bên trong mũi và trong tai. Một số khác còn có thể bị rụng lông mi hoặc lông mày.
10. Bệnh vẩy nến da đầu
Nhiều người bị bệnh vẩy nến trên da đầu, điều này làm ảnh hưởng đến sự phát triển của nang tóc, dẫn đến rụng tóc. Tóc có xu hướng mọc lại sau khi bệnh vẩy nến da đầu khỏi hẳn, tuy nhiên cần thời gian khá dài.
11. Do tuần hoàn máu xấu – chất lượng máu kém
Hơn 95% dưỡng chất nuôi tóc đến từ máu, do đó, khi máu của bạn gặp vấn đề như thiếu máu, tuần hoàn máu xấu, chất lượng máu kém,… sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình phát triển của tóc.
12. Điều trị ung thư
Trường hợp người phải hóa trị hoặc xạ trị ở đầu hoặc cổ có thể bị rụng tóc toàn bộ (hoặc phần lớn) tóc trong vài tuần sau khi bắt đầu điều trị.
☛ Có thể bạn quan tâm: Rụng tóc nhiều có phải dấu hiệu ung thư?
13. Bệnh tuyến giáp
Tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất hormone, tăng cường quá trình trao đổi chất của cơ thể. Khi tuyến giáp suy yếu, cơ thể không được cung cấp đủ lượng hormone khiến cho sự trao đổi chất bị gián đoạn ảnh hưởng đến sự phát triển của nang tóc, làm tóc rụng nhanh, rụng nhiều.
14. Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục
Nếu không được điều trị, nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI) có thể dẫn đến rụng tóc. Bệnh giang mai là một bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nếu không được chăm sóc, bệnh giang mai có thể gây rụng tóc loang lổ trên da đầu, lông mày, râu và các nơi khác. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác cũng có thể gây rụng tóc.
15.Rụng tóc nhiều do da đầu dư thừa DHT
Khi cơ thể rơi vào trạng thái mất cân bằng nội tiết tố, hàm lượng các hormone sẽ tăng giảm bất thường làm cho tóc dễ khô xơ và gãy rụng. Bên cạnh đó, tình trạng rối loạn nội tiết tố sẽ khiến cơ thể mệt mỏi và cản trở sự hấp thu dinh dưỡng, từ đó làm giảm sự phát triển của các nang tóc.
Nghiên cứu y khoa hiện đại gần đây đã chỉ ra rằng: Có tới 80% các trường hợp rụng tóc, hói đầu liên quan đến sự mất cân bằng giữa hormone DHT và Testosterone.
DHT (Dihydrotestosterone) là một hormone nội sinh trong cơ thể, có hoạt tính cao gấp 5 lần Testosterone. Khi lượng Testosterone trong cơ thể suy giảm, tuyến thượng thận tăng sản xuất DHT để bù lại cho lượng Testosterone bị thiếu. DHT gắn với các thụ thể đặc hiệu ở nang tóc, làm nang tóc teo nhỏ dần và biến mất.
Nang tóc bị teo nhỏ, dẫn đến chân tóc yếu, tóc dễ rụng. Đồng thời với quá trình đó, DHT kích thích tuyến bã nhờn ở nang tóc hoạt động quá mức làm nang tóc tiết ra nhiều dầu.
Nam giới ở độ tuổi trung niên thường sẽ có lượng testosteron suy giảm, làm mất cân bằng DHT và Testosteron, DHT gia tăng khiến tóc rụng nhiều hơn. Bởi vậy mà, đa số trường hợp hói đầu nam giới thuộc độ tuổi sau 40.
Ở nữ giới, phụ nữ giai đoạn sau sinh, tiền mãn kinh, phụ nữ mắc hội chứng đa nang thường gặp phải tình trạng rối loạn nội tiết tố, cũng dẫn tới việc mất cân bằng nồng độ DHT và Testosteron. Do đó, những thời kỳ ấy phụ nữ sẽ thường bị rụng tóc nhiều.
Rụng tóc nhiều phải làm sao?
Dưới đây là một số những cách có thể giúp tóc của bạn mọc trở lại mà Maxxhair đã tìm hiểu gửi đến bạn:
Bổ sung vitamin, khoáng chất và các dưỡng chất khác
Trường hợp xét nghiệm máu cho thấy bạn không nhận đủ biotin, sắt hoặc kẽm, bác sĩ da liễu có thể khuyên bạn nên dùng thực phẩm bổ sung. Nếu bạn không nạp đủ protein bạn có thể lựa chọn nạp đạm từ động vật (thịt, cá, trứng, sữa) hoặc đạm thực vật (đậu).
Bạn chỉ nên bổ sung biotin, sắt hoặc kẽm khi xét nghiệm máu cho kết quả bạn đang bị thiếu hụt. Nếu mức độ của bạn ở mức bình thường, thì việc dùng thực phẩm bổ sung có thể gây hại. Ví dụ, nếu bạn bổ sung quá nhiều sắt, bạn có thể bị ngộ độc sắt. Các dấu hiệu ban đầu của điều này bao gồm đau dạ dày và nôn mửa.
Thuốc kê đơn có thể giúp tóc mọc lại
Một lựa chọn điều trị khác là dùng thuốc theo toa. Loại thuốc được kê đơn sẽ phụ thuộc vào:
- Nguyên nhân rụng tóc
- Sức khỏe tổng quát
- Tuổi tác
- Kết quả mong đợi
- Kế hoạch mang thai
Hầu hết các loại thuốc đều có đi kèm tác dụng phụ, do đó trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên gia. Bên cạnh đó cần sử dụng đúng theo liệu trình đã kê đơn, không tự ý uống quá liều hoặc ngừng uống tự phát.
Các loại thuốc giúp tóc mọc lại có thể là:
Minoxidil (Rogaine®)
Để sử dụng minoxidil, bạn bôi thuốc lên da đầu theo chỉ dẫn, thường một hoặc hai lần một ngày.
Khi được sử dụng theo chỉ dẫn, minoxidil có thể giúp:
- Kích thích mọc tóc
- Ngăn ngừa rụng tóc tốt hơn
Minoxidil có xu hướng hiệu quả hơn khi được sử dụng cùng với một phương pháp điều trị rụng tóc khác. Nhiều người thấy tóc mọc lại khi sử dụng minoxidil, nhưng phải mất thời gian để thấy kết quả, thường khoảng 3 đến 6 tháng.
Khi thấy tóc mọc lại, bạn cần tiếp tục sử dụng nó mỗi ngày.
Nhược điểm: Nếu bạn ngừng bôi thuốc, tình trạng rụng tóc sẽ quay trở lại.
Finasteride (Propecia®)
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt loại thuốc này để điều trị chứng rụng tóc ở nam giới.
Khi dùng đúng theo chỉ dẫn, Finasteride có thể:
- Làm chậm quá trình rụng tóc
- Kích thích mọc tóc mới
Finasteride có liều dùng 1 viên/lần/ngày. Nhà sản xuất khuyến cáo bạn nên uống vào cùng một thời điểm mỗi ngày sẽ đem đến kết quả tốt hơn.
Giống như các phương pháp điều trị rụng tóc khác, Finasteride cũng cần thời gian để phát huy tác dụng. Thông thường sẽ mất khoảng 4 tháng để nhận thấy bất kỳ sự cải thiện nào.
Finasteride có xu hướng hiệu quả hơn nếu bạn bắt đầu dùng nó khi mới phát hiện thấy tóc rụng. Bác sĩ da liễu có thể sẽ kê đơn thuốc này để điều trị cho phụ nữ bị rụng tóc do di truyền và không thể mang thai.
Cũng giống như Minoxidil, một khi bạn dừng uống, tóc bạn sẽ rụng trở lại.
Spironolactone
Loại thuốc này dành cho nữ giới bị rụng tóc. Khi uống đúng chỉ dẫn, nó có thể giúp bạn:
- Ngừng rụng tóc nhiều hơn
- Tăng độ dày của tóc
Các nghiên cứu chỉ ra rằng thuốc này có hiệu quả khoảng 40% đối với những phụ nữ bị rụng tóc. Trong một nghiên cứu trên 166 phụ nữ dùng spironolactone, 42% cho biết họ có cải thiện nhẹ và 31% cho biết độ dày của tóc họ tăng lên.
Spironolactone không dùng cho phụ nữ đang mang thai bởi có thể gây dị tật bẩm sinh cho em bé.
Tiêm corticosteroid
Để giúp tóc mọc lại, bác sĩ sẽ tiêm thuốc này vào vùng hói (hoặc thưa) của bạn. Những mũi tiêm này thường được tiêm từ 4 – 8 tuần/ lần khi cần thiết.
Đây được coi là phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho những người bị rụng tóc từng mảng. Trong một nghiên cứu trên 127 bệnh nhân bị rụng tóc từng mảng, hơn 80% những người được điều trị bằng những mũi tiêm này đã có ít nhất một nửa số tóc mọc lại trong vòng 12 tuần.
Cấy tóc
Nếu vùng da của bạn bị mỏng hoặc hói do chứng hói đầu kiểu nam (hoặc nữ), bác sĩ có thể gợi ý cho bạn phương pháp cấy tóc. Đây có thể là một giải pháp hiệu quả và lâu dài. Tuy nhiên, chi phí cho phương pháp này sẽ khá tốn kém.
Liệu pháp laser
Còn được gọi là liệu pháp laser mức độ thấp, một số nghiên cứu cho thấy rằng cách này có thể giúp cải thiện các tình trạng:
- Rụng tóc do di truyền
- Alopecia từng mảng
- Rụng tóc do hóa trị liệu
- Kích thích phục hồi và mọc tóc sau khi cấy tóc
Các nghiên cứu chỉ ra rằng liệu pháp laser an toàn và không đau nhưng cần nhiều lần điều trị. Để có thể nhận thấy tóc bạn đã mọc được một chút, bạn có thể cần điều trị vài lần mỗi tuần trong nhiều tháng.
Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP)
Các nghiên cứu cho thấy đây có thể là một phương pháp điều trị rụng tóc an toàn và hiệu quả. Bác sĩ sẽ lấy một lượng nhỏ máu của bạn đem cho vào máy phân tách thành phần, sau đó tiêm một phần máu (tiểu cầu) vào vùng bị rụng tóc.
Toàn bộ quy trình này chỉ gói gọn trong khoảng 10 phút và không cần bạn phải nghỉ dưỡng.
Bạn sẽ cần phải quay lại để tiêm nhắc lại, hầu hết bệnh nhân trở lại mỗi tháng một lần trong 3 tháng đầu và sau đó cứ 3 – 6 tháng/ lần.
Những người bị hói vùng rộng hoặc hói lâu năm sẽ không nhận được kết quả cao từ liệu pháp này.
☛ Xem thêm: Khám bệnh rụng tóc ở đâu uy tín?
Chặn DHT – Giải pháp đẩy lùi rụng tóc hói đầu sớm với viên uống Maxxhair
Maxxhair New là sản phẩm trị rụng tóc, hói đầu đầu tiên trên thị trường có cơ chế tác động vào DHT, giải quyết căn nguyên tận gốc của chứng rụng tóc. L-Arginine trong Maxxhair New đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong chức năng của hệ nội tiết, giúp tuyến thượng thận làm việc tốt hơn, tăng sản sinh hormone sinh dục Testosterone, nhờ đó giảm nhu cầu sản sinh DHT, giúp giảm tiết bã nhờn cũng như sự co rút của nang tóc.
Phức hợp kẽm (Zn chelat) cung cấp kẽm, nguyên tố vi lượng giúp cân bằng nội tiết tố nam Testosterone, giảm DHT, “chặt đứt” mắt xích quan trọng trong cơ chế gây rụng tóc, giúp cho tóc bớt dầu và giảm rụng đi rõ rệt.
Trong Maxxhair có chứa Polyaktiv – chiết xuất từ mầm gạo Ozyra Nhật Bản, đây là hoạt chất quý có tác dụng làm tăng 60% tốc độ phát triển của nang tóc, giúp tóc sớm mọc. Polyakiv được chứng minh là có tác dụng tương đương với thuốc điều trị rụng tóc Minoxidil.
Maxxhair có chứa hàm lượng cao phức hợp kẽm và axit amin L-arginine giúp giảm DHT. Kết hợp thêm với axit amin L-carnitine fumarate và Biotin giúp giảm lượng bã nhờn trên da đầu và chân tóc, giúp tóc chắc khỏe và giảm gãy rụng.
Bên cạnh đó, Maxxhair còn có Cao Hà thủ ô, Cao Thân cành, dễ dâu tằm là những thảo dược vốn được biết đến là vô cùng tốt cho tóc. Nhờ có chứa các thành phần thảo dược tự nhiên mà Maxxhair giúp việc phục hồi nang tóc, tọc mọc mới hiệu quả mà không gặp phải tác dụng phụ ngoài ý muốn.
Tìm nhà thuốc bán Maxxhair gần bạn nhất BẤM TẠI ĐÂY
Các thông tin trên website Maxxhair.net chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu, khuyến nghị Quý khách hàng không tự ý áp dụng. Maxxhair.net không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.
-
01/02/2020 10:13
Chào chị Lò Thị Nhung Maxxhair có thành phần chính là thảo dược và vitamin, không ảnh hưởng đến sữa mẹ, an toàn cho bé nên chị có thể yên tâm ...[Xem thêm]
30/11/2018 17:13
-
04/12/2018 01:43
Chào bạn Vu ngoc hoan! Mình đã nhận được chia sẻ của bạn! Nguyên nhân gây rụng tóc có rất nhiều nguyên nhân, môi trường sống thay đổi, yếu tố di ...[Xem thêm]
22/04/2016 23:02
-
02/06/2016 16:49
Chào Nguyen Cuong Bạn có thể dùng Maxxhair giúp giảm lượng tóc rụng và giúp kích thích tóc con mọc chắc khỏe hơn. Tuy nhiên mỗi trường hợp rụng tóc khác ...[Xem thêm]
18/02/2016 19:47
-
19/02/2016 09:23
Chào bạn Mai Do ảnh hưởng của hóa chất trong khi duỗi, ép, nhuộm tóc...nên các sợi tóc đều đã bị tổn thương, tóc trở nên khô, xơ, và dễ gãy ...[Xem thêm]
13/02/2016 18:35
-
15/02/2016 14:49
Chào bạn Rụng tóc 10 năm rồi thì nguy cơ nang tóc bị teo đi là rất nhiều rồi đó bạn. Tóc sẽ phục hồi kém (thậm chí là không thể ...[Xem thêm]