Rụng tóc androgen là gì? có chữa được không?
Rụng tóc bất thường có thể đến từ nguyên nhân khác nhau, trong đó có chứng rụng tóc androgen. Tình trạng này không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của người bị rụng tóc. Vậy rụng tóc androgen là gì, nguyên nhân nào gây ra và có chữa được không?
Mục lục
Androgen là gì?
Androgen bắt nguồn từ tiền tố andr, trong tiếng Hy Lạp, nó có nghĩa là “người đàn ông”. Androgen là tên gọi chung của các hormone nội tiết tố nam, bao gồm: testosterone, dihydrotestosterone (DHT), androstenedione và dehydroepiandrosterone (DHEA).
Testosterone là hormone nội tiết nam chiếm số lượng lớn nhất, có nồng độ và hoạt lực mạnh nhất. Testosterone chủ yếu được sản xuất từ tinh hoàn, một phần nhỏ từ tuyến thượng thận. Testosterone giúp cánh mày râu có cơ bắp, giọng nói, tuyến sinh dục, sản xuất tinh trùng, thực hiện hoạt động sinh sản,…
Androstenedione và DHEA có vai trò gần giống với testosterone nhưng hoạt lực kém hơn nhiều.
DHT chủ yếu giúp tăng trưởng tuyến tiền liệt và hoạt động của tuyến bã nhờn. DHT tăng cao quá mức chiếm 80% các nguyên nhân làm rụng tóc, đầu.
Mặc dù là hormone nam nhưng androgen cũng có một lượng nhỏ (khoảng 1/10 nam giới) trong cơ thể nữ giới (chủ yếu ở tuyến thượng thận). Androgen giữ chức năng kích thích tố cho giai đoạn đầu tuổi dậy thì ở nữ giới, kích thích mọc lông ở vùng mu và nách. Bên cạnh đó, androgen cũng hỗ trợ ngăn ngừa mất xương, giảm các giác ham muốn ở nữ phụ nữ trưởng thành, tác động đến gan, thận và sinh sản.
Rụng tóc androgen là gì?
Chứng rụng tóc androgen có tên khoa học là Androgenetic Alopecia (AGA), loại hormone androgen gây rụng tóc là DHT (dihydrotestosterone).
Trong đời sống con người, quá trình mọc tóc và rụng tóc diễn ra liên tục. Đầu tiên là giai đoạn mọc tóc (Anagen), kéo dài 2-6 năm, chiếm 85-95% số sợi tóc trên đầu. Tiếp đến là giai đoạn tóc ngưng mọc (Catagen), kéo dài 3 tuần, tỷ lệ tóc: 1-2%. Sau cùng là giai đoạn nghỉ (Telogen) (sợi tóc chờ rụng và rụng). Giai đoạn này kéo dài 3 tháng và chiếm 5-10% số lượng tóc.
Rụng tóc androgen xảy ra khi có sự gia tăng quá mức của nồng độ hormone DHT, cụ thể:
- DHT liên kết với các thụ thể tại nang tóc làm ngắn/ngưng lại quá trình anagen, kéo dài giai đoạn telogen. Từ đó, nang tóc bị thu hẹp, teo nhỏ và dần biến mất, tóc không thể phát triển tiếp và rụng.
- Nồng độ DHT cao quá mức cũng là nguyên nhân tác động tuyến bã nhờn hoạt động nhiều hơn, làm chân tóc bị yếu, tóc dễ rụng.
Rụng tóc androgen là thể rụng tóc thường gặp nhất ở cả nam và nữ. Rụng tóc kiểu hói nam gọi là rụng tóc androgen ở nam, là rụng tóc phụ thuộc androgen và do gen quyết định. Rụng tóc androgen ở nữ biểu hiện không rõ ràng như ở nam và kiểu tóc rụng cũng khác nhau.
Ở nam, tóc rụng hói đầu theo 2 kiểu thường gặp: rụng tóc kiểu chữ M và kiểu chữ U.
Ở nữ có 3 kiểu thường gặp: Rụng đều gây thưa tóc, rụng đường ngôi giữa lan sang 2 bên đường giữa hình cây thông và rụng ở đỉnh đầu.
Rụng tóc androgen ở cả nam và nữ đều có giai đoạn phát triển (Anagen) ngắn lại và giai đoạn thoái triển (Telogen) kéo dài, kèm theo nang tóc bị teo nhỏ.
Các giai đoạn của rụng tóc androgen
Rụng tóc Androgen được chia làm 5 giai đoạn:
Giai đoạn đầu: Có sự thay đổi nhẹ ở phần tóc mai, 2 bên thái dương tóc mọc thưa hơn
Giai đoạn 2: Phần chân tóc lùi lại vào phía sau, để lộ phần trán trông cao hơn.
Giai đoạn 3: Lượng tóc rụng nhiều hơn, tiếp tục tiến về phía đỉnh đầu, giống như hình chữ M.
Giai đoạn 4: Các vùng hói chỉ được phân tác bởi các dải tóc mỏng.
Giai đoạn 5: Các vùng rụng tóc gộp với nhau không còn đường phân chia, tạo thành mảng hói lớn. Tóc tiếp tục mỏng dần, lan về phía cổ, tai.
Nguyên nhân rụng tóc androgen
Trên thực tế, các nhà khoa học vẫn chưa chỉ ra chính xác nguyên nhân của chứng rụng tóc androgen. Tuy nhiên, một vài yếu tố được cho là tác động làm tăng nguy cơ khiến bạn gặp phải rụng tóc androgen, đó là:
Di truyền:
Di truyền là một trong số những nguyên nhân rụng tóc hói đầu khá phổ biến. Trường hợp người có người thân trong gia đình ở thế hệ trước bị rụng tóc, hói đầu thì bạn cũng sẽ có nguy cơ mang gen rụng tóc di truyền, và tỉ lệ ở nam giới cao hơn so với nữ giới.
☛ Đọc thêm: Rụng tóc do di truyền có chữa được không?
Mất cân bằng nội tiết:
Khi cơ thể rơi vào trạng thái mất cân bằng nội tiết thường sẽ dẫn tới sự gia tăng nồng độ enzyme 5 alpha-reductase, một loại enzyme giống như chất xúc tác, thúc đẩy quá trình chuyển hóa testosterone thành dihydrotestosterone. Bên cạnh đó, ở nữ giới, tình trạng thiếu hụt chất trung gian thần kinh P, làm chậm quá trình phân chia tế bào Keratin ở tóc khiến tóc dễ gãy rụng hơn.
Một nguyên nhân khác ít phổ biến hơn nhưng cũng được đặt ra dựa trên những thống kê thực tiễn, đó là sự khác nhau về chủng tộc. Nam giới gốc phi có tỉ lệ rụng tóc hói đầu thấp hơn 4 lần so với những chủng tộc khác. Ở nữ giới, phụ nữ da trắng có nguy cơ rụng tóc cao nhất, tiếp tục đến phụ nữ da vàng và cuối cùng là người có da màu đen.
Điều trị rụng tóc androgen bằng cách nào?
Hiện nay, việc điều trị rụng tóc đã đa dạng nhiều phương pháp hơn trước. FDA cũng chứng nhận hiệu quả của một vài phương pháp và chúng được áp dụng nhiều trong các phác đồ điều trị rụng tóc. Có thể là:
1. Dùng thuốc
Minoxidil
Minoxidil là một dạng thuốc bôi, có tác dụng kích thích mọc tóc, ngăn ngừa tóc rụng. Liều dùng: 1ml/ lần xịt, mỗi lần cách nhau tối thiểu 4 giờ.
Sau khoảng thời gian từ 4 – 6 tháng, tối đa 1 năm, hiệu quả đem lại có thể đạt là 30 – 45%.
Nhược điểm của Minoxidil: Bạn cần sử dụng thuốc cả đời, bởi nếu ngưng dùng tóc sẽ rụng trở lại.
Tác dụng phụ của thuốc: viêm da tiếp xúc, da mặt có nhiều lông, nhịp tim tăng nhanh, huyết áp cao.
Finasteride
Finasteride là thuốc viên dạng uống, được cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt trong điều trị rụng tóc ở nam giới, với công dụng làm chậm quá trình rụng tóc và kích thích tóc mới nhanh mọc.
Liều dùng chỉ định 1 viên/ngày; nên uống vào cùng một thời điểm trong ngày. Hiệu quả có thể nhận thấy sau khi sử dụng từ 6 – 12 tháng.
Nhược điểm: Cũng giống như Minoxidil, tóc sẽ rụng trở lại khi bạn dừng uống thuốc.
Tác dụng phụ: giảm ham muốn tình dục (1,8%), giảm xuất tinh (0,8%) rối loạn cương cứng (1,3%), giảm tiền liệt tuyến và PSA.
Spironolactone
Spironolactone là thuốc được bào chế thành viên dùng theo đường uống, có công dụng là cải thiện độ dày cho mái tóc, ngưng rụng tóc nhiều hơn cho nữ giới.
Thuốc spironolactone có hiệu quả khoảng 40% trong việc điều trị rụng tóc ở nữ. Trong một nghiên cứu, khi cho 166 người phụ nữ dùng spironolactone, 42% cho biết họ có cải thiện nhẹ và 31% nhận thấy độ dày của tóc tăng lên.
Chống chỉ định: Spironolactone không dùng cho phụ nữ đang mang thai bởi có thể gây dị tật bẩm sinh cho em bé.
2. Laser trị rụng tóc
Một số nghiên cứu cho laser có thể giúp cải thiện các tình trạng:
- Rụng tóc do di truyền
- Alopecia từng mảng
- Rụng tóc do hóa trị liệu
- Kích thích phục hồi và mọc tóc sau khi cấy tóc
Laser là một liệu pháp điều trị rụng tóc nhờ vào khả năng tăng hỗ trợ tăng tuần hoàn ở nhũ trung bì, phương pháp này có độ an toàn tương đối cao.
Laser không gây đau đớn, tuy nhiên cần khá nhiều thời gian để điều trị, có thể là vài lần một tuần trong nhiều tháng.
3. Phẫu thuật cấy tóc
Trường hợp điều trị bằng thuốc không đem lại hiệu quả như mong đợi hoặc tốn nhiều thời gian, bạn có thể lựa chọn phẫu thuật cấy tóc.
Đây được xem là phương pháp đem lại hiệu quả cao, không đau, tiết kiệm được thời gian. Bác sĩ sẽ dùng phần nang tóc khỏe và cấy vào vị trí rụng tóc. Tuy nhiên, chi phí cho một lần thực hiện khá cao.
Làm thế nào để phòng ngừa chứng rụng tóc tái phát?
Nhiều trường hợp đang điều trị đã bỏ dở dẫn tới tóc rụng trở lại. Dưới đây là một số lưu ý giúp bạn ngăn ngừa tình trạng rụng tóc tái phát:
- Chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung thêm các dưỡng chất tốt cho mái tóc như: vitamin A, E, biotin, sắt, kẽm, protein,…
- Kết hợp dùng các loại tinh dầu hỗ trợ mọc tóc, massage để máu lưu thông tốt hơn
- Tránh xa căng thẳng, áp lực
- Hạn chế uống rượu bia, chất kích thích, đồ uống nhiều đường nhân tạo
- Bỏ hút thuốc lá
- Nghỉ ngơi điều độ, ngủ đủ giấc
- Hạn chế dùng máy sấy, máy uốn, duỗi
- Làm tóc tối đa 2 lần/năm, tránh lạm dụng hóa chất lên tóc
- Che chắn, bảo vệ tóc khi đi ra ngoài, nhằm tránh các tia bức xạ mặt trời, bụi bẩn,…
- Tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng thuốc, ngưng thuốc, khi muốn dùng sản phẩm hỗ trợ mọc tóc,…
☛ Có thể bạn quan tâm: Kiểu tóc phù hợp cho người có tóc mọc trán cao
Dùng viên uống Maxxhair – hỗ trợ cải thiện rụng tóc androgen
Dù bạn lựa chọn cách bổ sung dưỡng chất kích thích mọc tóc, dùng thuốc hay sử dụng công nghệ cấy tóc,… thì việc có được một chế độ sinh hoạt lành mạnh, tránh xa căng thẳng vẫn là điều quan trọng giúp giữ mái tóc của bạn chắc khỏe, dày đẹp lâu dài.
Cùng với đó, các chuyên gia cũng gợi ý cho bạn sử dụng Maxxhair – viên uống bổ sung dưỡng chất cần thiết cho tóc, giúp tóc mọc nhanh, chắc khỏe, bóng đẹp.
Trong Maxxhair có chứa Polyaktiv – chiết xuất từ mầm gạo Ozyra Nhật Bản, đây là hoạt chất quý có tác dụng làm tăng 60% tốc độ phát triển của nang tóc, giúp tóc sớm mọc. Polyakiv được chứng minh là có tác dụng tương đương với thuốc điều trị rụng tóc Minoxidil.
Maxxhair có chứa hàm lượng cao phức hợp kẽm và axit amin L-arginine giúp giảm DHT. Kết hợp thêm với axit amin L-carnitine fumarate và Biotin giúp giảm lượng bã nhờn trên da đầu và chân tóc, giúp tóc chắc khỏe và giảm gãy rụng.
Bên cạnh đó, Maxxhair còn có Cao Hà thủ ô, Cao Thân cành, dễ dâu tằm là những thảo dược vốn được biết đến là vô cùng tốt cho tóc. Nhờ có chứa các thành phần thảo dược tự nhiên mà Maxxhair giúp việc phục hồi nang tóc, tọc mọc mới hiệu quả mà không gặp phải tác dụng phụ ngoài ý muốn.
⏩ Tìm nhà thuốc bán Maxxhair gần bạn nhất BẤM TẠI ĐÂY
⏩ Hoặc Đặt mua trực tiếp tại Công ty (giao hàng tận nhà) xem TẠI ĐÂY
Các thông tin trên website Maxxhair.net chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu, khuyến nghị Quý khách hàng không tự ý áp dụng. Maxxhair.net không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.