Phân biệt rụng tóc bệnh lý - rụng tóc sinh lý và cách cải thiện

Một mái tóc dày và chắc khỏe được xem là yếu tố biểu thị cho tuổi trẻ và sức sống ở cả nam và nữ. Do đó nhiều người cho rằng, rụng tóc nhiều là dấu hiệu phản ánh bệnh tật. Vậy nhưng, không phải lúc nào nhận định này cũng đúng! Trong bài viết này, hãy cùng Maxxhair phân biệt rụng tóc bệnh lý và rụng tóc sinh lý để biết rằng tóc rụng khi nào là bệnh, khi nào là bình thường.

Phân biệt rụng tóc bệnh lý - rụng tóc sinh lý và cách cải thiện 1

Phân biệt rụng tóc bệnh lý và rụng tóc sinh lý

Dựa theo nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh tật, các nhà nghiên cứu đã chia rụng tóc thành 2 loại: Rụng tóc sinh lý và rụng tóc bệnh lý. Bằng cách nắm rõ đặc điểm của từng loại, bạn có thể biết được liệu tình trạng rụng tóc của bản thân là bình thường hay không.

Rụng tóc sinh lý là gì?

Rụng tóc sinh lý là hiện tượng tóc rụng theo quy luật tự nhiên. Mái tóc bình thường có khoảng 80.000 – 120.000 sợi tóc, được nuôi dưỡng bởi các nang tóc. Trong suốt vòng đời, các nang tóc đều phải trải qua chu kỳ tăng trưởng và nghỉ ngơi lặp đi lặp lại với 3 giai đoạn.

  • Giai đoạn tăng trưởng (anagen): Kéo dài 2 – 6 năm, chiếm 85 – 95% tổng số lượng tóc. Trong giai đoạn này, sợi tóc sẽ liên tục dài ra với tốc độ 0.3mm mỗi ngày hoặc 1cm mỗi tháng.
  • Giai đoạn ngưng mọc (catagen): Kéo dài 3 tuần, chiếm 1 – 2% tổng số lượng tóc. Trong giai đoạn này, sợi tóc không có bất kỳ sự phát triển về chiều dài nào.
  • Giai đoạn nghỉ ngơi (telogen): Kéo dài 3 tháng, chiếm 5 – 10% tổng số lượng tóc. Trong giai đoạn này, những sợi tóc cũ sẽ bắt đầu rụng đi, nang tóc được củng cố các chất dinh dưỡng, chuẩn bị phát triển tóc mới.

Khi bước vào giai đoạn nghỉ ngơi, mỗi ngày mái tóc có thể mất khoảng 50 – 100 sợi. Như vậy, nếu số lượng tóc rụng của bạn nằm trong khoảng này thì được xem là bình thường và không có gì phải lo lắng.

Rụng tóc bệnh lý là gì?

Rụng tóc bệnh lý là hiện tượng tóc rụng nhiều hơn 100 sợi mỗi ngày. Bạn có thể nhận biết tình trạng rụng tóc bệnh lý thông qua một số biểu hiện như:

  • Tóc rụng nhiều và liên tục trong thời gian dài, đặc biệt là lúc gội đầu, chải đầu hoặc vuốt tóc.
  • Lượng tóc con trên da đầu rất ít hoặc hầu như không có.
  • Sợi tóc yếu, mỏng, rất dễ gãy rụng dù bị tác động nhẹ.
  • Tóc rụng kèm theo tình trạng ngứa ngáy da đầu, nổi hồng ban.

Đối với tình trạng rụng tóc bệnh lý, quá trình mọc tóc và rụng tóc diễn ra không đồng thời. Ở nữ giới, mái tóc sẽ thưa dần và có thể nhìn thấy rõ da đầu. Ở nam giới, tóc rụng thành từng mảng và có thể gây hói đầu nhẹ.

Bạn có thể kiểm tra tình trạng tóc bằng cách: Kẹp khoảng 10 sợi tóc vào giữa ngón tay cái và tay trỏ, sau đó miết nhẹ. Nếu có trên 2 sợi tóc rụng thì có thể là rụng tóc bệnh lý.

Theo các nhà nghiên cứu, yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng rụng tóc nhiều có thể là do rối loạn nội tiết tố, thiếu hụt dinh dưỡng, các vấn đề tâm lý, di truyền, thói quen sinh hoạt và bệnh lý.

Các bệnh lý phổ biến gây rụng tóc

Tóc rụng nhiều có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải một số bệnh lý viêm nhiễm da đầu hoặc các bệnh toàn thân.

Bệnh lý viêm nhiễm trên da đầu

Tình trạng viêm nhiễm trên da đầu (như nấm tóc, viêm nang lông, viêm da dầu, nhiễm trùng,…) là một trong những nguyên nhân gây rụng tóc bệnh lý. Khi này, các tác nhân gây hại làm suy yếu sợi tóc, nang tóc khiến chúng ớt yếu và dễ gãy rụng. Một số bệnh lý viêm nhiễm trên da đầu có thể là:

Viêm nang lông Decalvans

Viêm nang lông Decalvans là một trong những bệnh lý viêm nhiễm da đầu khó điều trị nhất. Cơ chế bệnh sinh của viêm nang lông Decalvans vẫn chưa được làm rõ. Một số nghiên cứu cho rằng nó có liên quan đến sự sinh sôi mạnh mẽ của các tụ cầu và phản ứng viêm quá mức trên da đầu. Viêm nang lông Decalvans có thể phá hủy cả nang tóc lẫn da đầu, dẫn đến tình trạng tóc rụng nhiều và nguy cơ hói vĩnh viễn.

Bệnh lý viêm nhiễm trên da đầu 1
Viêm nang lông Decalvans có thể phá hủy nang tóc và dẫn đến hói vĩnh viễn

Viêm nang lông và viêm quanh nang lông (PCAS)

Viêm nang lông và viêm quanh nang lông là một bệnh chưa rõ nguyên nhân, xuất hiện phần lớn ở nam giới trong độ tuổi 20 – 40. Theo một số nghiên cứu, viêm nang lông có thể xuất phát từ phản ứng viêm tại nang lông do vi khuẩn (Propionibacterium acnes hoặc Staphylococcus aureus), nấm men (loài Malassezia) hoặc ve (Demodex folliculorum)[1]. Đặc trưng của PCAS là tình trạng tổn thương ở vùng chẩm, lây lan dần trên toàn bộ da đầu gây sẹo và chứng rụng tóc không thể hồi phục.

Đọc thêm về rụng tóc có sẹo

Lupus ban đỏ dạng đĩa mãn tính

Rụng tóc nhiều có thể là dấu hiệu ban đầu của bệnh lupus ban đỏ. Căn bệnh này có thể khiến tóc trên da đầu mỏng dần đi, trong khi một số trường hợp khác có thể bị rụng tóc từng mảng. Rụng tóc do lupus ban đỏ có thể giới hạn ở một vị trí bất kỳ hoặc lan rộng trên toàn bộ da đầu. Thậm chí, bạn còn có thể rụng lông mày, lông mi, râu và lông trên cơ thể.

Phần lớn tóc có thể mọc trở lại khi bệnh lupus được điều trị. Trong trường hợp, bệnh lupus đã phát triển thành những tổn thương dạng đĩa (hình tròn), tóc có thể bị rụng vĩnh viễn.

Địa y planus follicularis (địa y planopilaris)

Địa y Planopilaris cũng là một trong những bệnh lý viêm nhiễm da đầu có thể gây rụng tóc nhiều mà bạn cần chú ý. Đặc trưng của bệnh này là sự tập hợp dày đặc của các tế bào lympho T ở dưới màng đáy biểu bì và nang lông. Phụ nữ trưởng thành là đối tượng rất dễ mắc bệnh này.

Địa y planopilaris thường biểu hiện dưới dạng các mảng trắng mịn trên da đầu, không thấy lỗ nang lông ở những vùng tóc rụng. Vảy và mẩn đỏ bao quanh từng nang lông ở rìa của những mảng này, khi sờ vào có cảm giác sần sùi.

Bệnh lý viêm nhiễm trên da đầu 2
Phụ nữ trưởng thành là đối tượng rất dễ mắc địa y planopilaris

Rụng tóc do rối loạn hệ miễn dịch

Rụng tóc nhiều cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo hệ thống miễn dịch của bạn đang bị rối loạn. Theo đó, các tế bào nang tóc bị nhầm lẫn là yếu tố gây hại cho cơ thể. Hệ thống miễn dịch sẽ hình thành kháng thể tấn công và đào thải tế bào mầm tóc ra khỏi cơ thể, dẫn đến tình trạng tóc rụng nhanh và sớm hơn so với bình thường.

Điều quan trọng là, sự tấn công “nhầm lẫn” của các tế bào miễn dịch chỉ gây rụng tóc chứ hiếm khi phá hủy nang tóc. Do đó, tóc của bạn vẫn có thể mọc lại như bình thường.

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Rụng tóc là một trong những triệu chứng của PCOS. Rụng tóc do hội chứng buồng trứng đa nang là kết quả của việc dư thừa hormone androgen trong cơ thể.

Thông thường, cơ thể sẽ chuyển đổi một lượng nhỏ testosterone thành dihydrotestosterone (DHT). Theo thời gian, DHT có thể liên kết và thu nhỏ các nang tóc, ngăn cản quá trình hình thành tóc mới. Đồng thời, khiến tóc mỏng, thiếu sức sống và dễ gãy rụng hơn.

Tóc rụng do hội chứng buồng trứng đa nang thường sẽ không tự mọc lại. Do đó, bạn nên tìm cách điều trị khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh này.

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) 1
Rụng tóc do PCOS có thể xảy ra chủ yếu ở vùng trán – đỉnh, da đầu có thể bị khô và ngứa

Rối loạn chức năng tuyến giáp

Suy giáp (tuyến giáp hoạt động kém) hoặc cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức) đều có thể khiến tóc khô, dễ gãy và dẫn tới tình trạng rụng tóc nhiều hơn so với bình thường.

Khi quá trình sản xuất nội tiết tố của tuyến giáp bị gián đoạn, đặc biệt là hormone T3 và T4, có thể khiến chu kỳ rụng tóc – mọc tóc bị xáo trộn. Điều này có nghĩa là, lượng tóc trên đầu sẽ liên tục rụng mà không có tóc mới để thay thế, theo thời gian có thể gây ra chứng hói đầu.

Tin tốt là rụng tóc do các bệnh lý tuyến giáp chỉ mang tính tạm thời. Do đó, khi phát hiện dấu hiệu của bệnh này, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ chẩn đoán và hướng dẫn điều trị.

Thiếu máu do thiếu sắt

Thiếu máu do thiếu sắc có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của mái tóc và là nguyên nhân khiến tóc bạn rụng nhiều hơn so với bình thường. Theo một số nghiên cứu, các tế bào nang tóc rất nhạy cảm và không thể phát triển hiệu quả khi lượng sắt dự trữ trong cơ thể ở mức thấp.

Sắt là một trong những thành phần thiết yếu của enzyme ribonucleotide reductase giúp tăng trưởng tế bào. Mặt khác, sắt còn đảm nhận vai trò hỗ trợ sản sinh hemoglobin – phân tử mang oxy cho sự phát triển và sửa chữa tế bào.

☛ Xem đầy đủ: Tóc rụng thiếu chất gì và giải pháp cải thiện nhanh chóng

Thiếu máu do thiếu sắt 1
Thiếu sắt có thể khiến tóc rụng theo kiểu tương tự như chứng hói đầu di truyền ở nam và nữ

Bệnh giang mai giai đoạn II

Giang mai là bệnh lây nhiễm qua đường tình dục dẫn đến sự hình thành các tổn thương và phát ban do sự thay đổi màng nhầy của da. Bệnh giang mai có thể ảnh hưởng xấu đến mái tóc và gây rụng tóc theo hai cách:

  • Hình thành phát ban trên da đầu gây ngứa ngáy, từ đó làm tổn thương nang tóc.
  • Tác động đến chu kỳ phát triển của tóc: Đẩy lượng lớn tóc vào giai đoạn nghỉ ngơi (telogen) và giai đoạn rụng tóc (catagen).

Ngoài ra, bệnh giang mai còn có thể gây viêm tại nang tóc, tích tụ tế bào bạch huyết gần các nang tóc bị ảnh hưởng, làm suy dinh dưỡng gốc tóc,… Những tác động này có thể khiến tóc mới mọc lên khó khăn hơn.

Tuy nhiên bạn có thể an tâm, vì rụng tóc do bệnh giang mai không phải là vĩnh viễn. Sau khi quá trình điều trị giang mai hoàn tất, mái tóc sẽ bắt đầu trở lại tốc độ phát triển ban đầu.

Hướng dẫn những cách cải thiện rụng tóc bệnh lý

Rụng tóc là dấu hiệu phản ánh của nhiều bệnh lý với cơ chế bệnh sinh khác nhau (di truyền, nội tiết, miễn dịch, viêm), mỗi quá trình đòi hỏi một hình thức điều trị khác nhau. Do đó, khi nhận thấy tóc rụng nhiều đi kèm với các dấu hiệu đặc trưng của bệnh, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để chẩn đoán và điều trị dứt điểm theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.

Trong trường hợp muốn cải thiện triệu chứng rụng tóc, bạn có thể tham khảo và thực hiện những hướng dẫn mà Maxxhair gợi ý sau đây:

Sử dụng thuốc bôi hoặc thuốc uống

Một số loại thuốc ở dạng bôi hoặc dạng uống có thể giúp bạn làm chậm quá trình rụng tóc hoặc kích thích tóc mới mọc nhanh và khỏe mạnh hơn. Điều quan trọng là hãy đọc kỹ thành phần của sản phẩm để tránh các tình trạng dị ứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • Thuốc dạng bôi: Minoxidil (Rogaine), kem corticosteroid như clobetasol (Impoyz), Diphencyprone (DPCP),…
  • Thuốc dạng uống: Finasteride (Propecia), Methotrexate, Cyclosporine,…

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ mọc tóc

Cung cấp các dưỡng chất cần thiết để duy trì mái tóc khỏe mạnh thông qua các sản phẩm hỗ trợ cũng là một cách đẩy lùi rụng tóc mà bạn nên thử. Một số dưỡng chất tốt cho sức khỏe mà bạn nên ưu tiên như kẽm, biotin, hoạt chất Polyaktiv, vitamin C, vitamin E, axit amin (L-Arginine, L-Carnitine Fumarate) hoặc các loại thảo dược thiên nhiên (Hà thủ ô, nấm tai mèo,…).

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ mọc tóc 1
Sử dụng viên uống hỗ trợ là một cách cải thiện triệu chứng rụng tóc

Chăm sóc mái tóc đúng cách

Thói quen chăm sóc tóc mỗi ngày cũng quyết định một phần đến tình trạng rụng tóc của bạn. Vậy nên đừng bỏ qua 5 gạch đầu dòng đáng nhớ mà Maxxhair đưa ra phía dưới đây:

  • Dùng dầu gội dịu nhẹ, ưu tiên sản phẩm có độ pH trung tính để bảo vệ nang tóc
  • Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc nhuộm, thuốc tạo kiểu
  • Để tóc khô tự nhiên, tránh các liệu pháp chăm sóc tóc bằng cách dùng nhiệt
  • Sử dụng nón, mũ, ô (dù) hoặc kem chống nắng cho tóc khi ra ngoài trời
  • Bổ sung dưỡng chất cho tóc bằng serum hoặc các loại mặt nạ tóc thiên nhiên

☛ Xem chi tiết: 4 nguyên tắc chăm sóc tóc rụng

Chú ý đến chế độ dinh dưỡng

Chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả cũng có thể góp phần đảm bảo sức khỏe mái tóc và làm chậm quá trình rụng tóc nhờ các dưỡng chất có trong chúng.

Đừng quên bổ sung magie, kẽm, sắt (các loại hạt, đậu, nấm, ớt chuông, trứng), vitamin A (cà rốt, khoai lang, gan động vật), vitamin B (hải sản, phô mai, chuối, cà chua), vitamin E (bột yến mạch, các loại dầu thực vật), vitamin F (cá béo) để tối ưu hóa sức khỏe mái tóc.

☛ Đọc thêm: Viên kẽm trị rụng tóc: Sử dụng thế nào để tối ưu hiệu quả?

Thông qua những thông tin hữu ích trong bài viết này, chắc hẳn bạn đã xác định được khi nào rụng tóc là bình thường khi nào rụng tóc là bệnh. Nếu vẫn còn những thắc mắc về mái tóc, hãy để lại bình luận bên dưới bài viết để Maxxhair giúp bạn giải đáp nhé!

Maxxhair – Bí quyết chăm sóc mái tóc dày chắc khỏe

Maxxhair là một trong những sản phẩm hỗ trợ mọc tóc nổi bật trên thị trường hiện nay. Mang lại hiệu quả cải tạo nang tóc rõ rệt từ ngày thứ 19 (theo nghiên cứu thực nghiệm của Đại học Y Hà Nội), Maxxhair đã trở thành bí quyết chăm sóc mái tóc dày mượt, chắc khỏe của rất nhiều người.

Maxxhair - Bí quyết chăm sóc mái tóc dày chắc khỏe 1

Viên uống hỗ trợ mọc tóc Maxxhair sở hữu công thức tối ưu với:

  • Hoạt chất Polyaktiv (chiết xuất từ mầm gạo Ozyra Sativa) có khả năng kích thích tóc mới mọc lên nhanh hơn 60% so với bình thường.
  • Kẽm và L-Arginine giúp cân bằng nồng độ Dihydrotestosterone, từ đó giảm tỷ lệ rụng tóc ở nữ giới và khả năng hói đầu ở nam giới.
  • L-Carnitine Fumarate và Biotin có khả năng điều tiết lượng bã nhờn trên da đầu, cân bằng lipid nhằm tăng độ chắc khỏe cho sợi tóc.
  • Vitamin B5 và Hà thủ ô chứa những dưỡng chất thiết yếu giúp sợi tóc mới mọc lên nhanh chóng và khỏe mạnh.

Hiện nay, Maxxhair đã được phân phối rộng rãi tại các nhà thuốc trên toàn quốc với giá 215.000 đồng/hộp. Nếu cần tư vấn thêm về sản phẩm hoặc giải đáp các thắc mắc về tóc, bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn (miễn cước) 1800.1564 để được hồi đáp sớm nhất.

Để tìm Mua Maxxhair tại Nhà thuốc, vui lòng BẤM TẠI ĐÂY

Hoặc Đặt mua trực tiếp tại Công ty (giao hàng tận nhà) xem TẠI ĐÂY

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4908932/
  • [1] – https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3132914/
Cập nhật lúc: 08/11/2023
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Các thông tin trên website Maxxhair.net chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu, khuyến nghị Quý khách hàng không tự ý áp dụng. Maxxhair.net không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.

Loading...