Rụng tóc cần làm xét nghiệm gì?

Tóc rụng nhiều bất thường không chỉ khiến bạn cảm thấy tự ti về vẻ ngoài mà còn có thể là một dấu hiệu cảnh báo nguy cơ bệnh lý. Để tìm hiểu chính xác xem liệu tình trạng rụng tóc của bạn nguyên do đến từ đâu, có nguy hiểm không, khắc phục bằng cách nào bạn cần tới các cơ sở y tế chuyên khoa. Nhiều người thắc mắc rụng tóc cần làm những xét nghiệm gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Bạn bị rụng tóc nhiều – tại sao?

Bạn bị rụng tóc nhiều - tại sao? 1

Rụng tóc là hiện tượng sinh lý bình thường, diễn ra hàng ngày. Mỗi sợi tóc có chu kỳ sống từ 8 tháng đến 1 năm, do đó, khi tóc tổn thương, già yếu và rụng đi là điều hết sức bình thường.

Trung bình mỗi ngày mỗi người có thể rụng từ 50-100 sợi tóc. Sau khi tóc rụng, tóc con mới sẽ mọc lên để bù lại số lượng tóc đã rụng, giúp duy trì độ dày ổn định cho mái tóc.

Với những trường hợp tóc rụng hơn 100 sợi mỗi ngày và kéo dài trong khoảng thời gian dài thì tình trạng này không còn được coi là bình thường. Khi đó, bạn cần theo dõi và nên tới trung tâm da liễu để kiểm tra, làm các xét nghiệm, nhận tư vấn và điều trị (nếu có) từ bác sĩ chuyên môn.

Có nhiều nguyên nhân khiến cho tóc của bạn rụng dần và khiến mái tóc thưa mỏng. Cùng điểm qua một vài nguyên nhân phổ biến nhất:

Do di truyền: Rụng tóc do di truyền có thể xảy ra ở cả nam lẫn nữ. Khi bạn mang gen rụng tóc từ người thân, nang tóc của bạn sẽ thu nhỏ theo thời gian và ngừng phát triển. Nguyên nhân trực tiếp gây ra rụng tóc di truyền đến từ hormone testosterone trong cơ thể chuyển thành hormone dihydroxy testosterone. Hormone này liên kết với androgen, tác động lên chu kỳ mọc tóc, làm ngắn lại giai đoạn tăng trưởng và thu nhỏ nang tóc.

Do thay đổi hormone: Khi cơ thể bạn rơi vào trạng thái mất cân bằng nội tiết cũng khiến cũng gây ra những xáo trộn cho các cơ quan và bộ phận khác, bao gồm da, tóc,… Trường hợp này thường gặp ở phụ nữ giai đoạn mang thai, sau sinh, tiền mãn kinh,…

Do chế độ ăn thiếu chất: Dinh dưỡng cũng đóng vai trò không nhỏ trong sự phát triển của tóc. Khi không được cung cấp đủ dưỡng chất, tóc sẽ yếu, dễ bị ảnh hưởng bởi tác động xấu dẫn tới rụng tóc. Xem chi tiết bài viết: Tóc rụng nhiều do thiếu chất gì?

Do thói quen sinh hoạt kém lành mạnh, bao gồm: thức khuya, hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu, căng thẳng áp lực kéo dài,…

Do tạo kiểu tóc thường xuyên: Việc thay đổi kiểu tóc liên tục, bao gồm uốn, duỗi, nhuộm,… gây ảnh hưởng không nhỏ đến sợi tóc của bạn. Nhiệt độ và hóa chất sẽ lấy đi vẻ đẹp tự nhiên của mái tóc và trả lại cho bạn mái tóc hư tổn, khô xơ, dễ gãy rụng.

Do thiếu máu: 95% dưỡng chất đến từ máu, khi bạn gặp vấn đề về máu cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của tóc, trong đó có rụng tóc.

Do tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc trong quá trình sử dụng có đi kèm một số tác dụng phụ không mong muốn, gây ra tình trạng rụng tóc. Đó có thể là thuốc điều trị ung thư, thuốc tim mạch,…

Rụng tóc khi nào nên đi khám bác sĩ?

Rụng tóc khi nào nên đi khám bác sĩ? 1

Bởi rụng tóc là hiện tượng xảy ra hàng ngày nên đôi khi chúng ta chủ quan. Chỉ khi xuất hiện các tình trạng nghiêm trọng hơn như hói, rụng tóc thành từng mảng,… chúng ta mới lo lắng và vội vàng tới bệnh viện thăm khám.

Để loại bỏ nguy cơ phải đối mặt với những tình huống không mong muốn do rụng tóc quá nhiều gây ra, nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu sau cần tới ngay các cơ sở chuyên khoa da liễu để kiểm tra:

  • Lượng tóc rụng nhiều một cách đột ngột, tóc thưa mỏng đi nhiều
  • Tóc rụng nhiều ngay khi bạn chỉ vuốt tóc nhẹ, chải đầu
  • Tóc rụng thành từng mảng, xuất hiện những vùng tóc thưa, hói
  • Sợi tóc yếu, dễ đứt gãy ngang thân tóc
  • Tóc sau khi rụng mọc chậm trở lại, thậm chí không mọc lại

Tham khảo: 7 địa chỉ khám rụng tóc tin cậy

Rụng tóc cần làm những xét nghiệm gì?

Chẩn đoán chính xác đóng vai trò tiên quyết trong việc điều trị rụng tóc hiệu quả.

Chẩn đoán tình trạng của tóc thường bao gồm 4 giai đoạn:

Một số bệnh lý về da đầu và tóc có biểu hiện lâm sàng rõ tới mức bác sĩ chuyên khoa có thể chẩn đoán chính xác ngay từ những bước đầu. Một số khác thì cần làm nhiều xét nghiệm hơn trong trường hợp còn chưa rõ ràng hoặc nghi ngờ rụng tóc đến từ một nguyên nhân bệnh lý.

1. Tìm hiểu triệu chứng, khảo sát về tiền sử bệnh tật và lối sống

Ở giai đoạn này, bác sĩ phân biệt các vấn đề rụng tóc do di truyền không, các dạng rụng tóc mãn tính và cấp tính, phát hiện những sai lầm trong việc chăm sóc tóc và da đầu.

Để xác định nguyên nhân gây rụng tóc, bác sĩ da liễu sẽ hỏi bạn một vài câu hỏi:

  • Thời điểm bắt đầu rụng tóc là khi nào?
  • Tình trạng, biểu hiện rụng tóc của bạn như thế nào?
  • Kiểu tóc bạn thường hay để?
  • Trong gia đình bạn có ai cũng bị rụng tóc nhiều, hói đầu không?
  • Bạn có đang mắc bệnh lý nào không?
  • Bạn có đang dùng thuốc tây y?

2. Kiểm tra trực quan, soi da và chẩn đoán bằng máy tính

2. Kiểm tra trực quan, soi da và chẩn đoán bằng máy tính 1

Trong quá trình kiểm tra, bác sĩ sẽ:

  • Xác định xem bạn có gặp phải loại rụng tóc theo nếp nhăn hay không
  • Xác định vị trí rụng tóc (trên toàn bộ da đầu hoặc khu trú ở vùng trán)
  • Xác định sự hiện diện, mức độ và khu trú của tóc mỏng, loại trừ hoặc xác nhận bản chất khu trú của tóc
  • Kiểm tra sự hiện diện của viêm, bong tróc và các vấn đề da liễu khác
  • Đánh giá thân tóc: khô/dễ gãy//cắt ngang đuôi tóc/thiếu độ bóng,…
  • Tiến hành soi da và chẩn đoán bằng máy tính, các bức ảnh được chụp ở vùng đỉnh và vùng chẩm của da đầu
  • Đánh giá mức độ ở vùng đỉnh và vùng chẩm đường kính tóc trung bình và tỷ lệ phần trăm lông tơ, tóc mỏng

Các việc làm trong giai đoạn này hầu hết các trường hợp có thể giúp bác sĩ xác định dạng rụng tóc, mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Tuy nhiên, để nắm được chính xác về vấn đề da đầu việc điều trị có thể khác nhau và cần có thêm các xét nghiệm cụ thể: xét nghiệm trong phòng thí nghiệm, chụp ảnh quang tuyến, làm sinh thiết da đầu.

3. Nghiên cứu các mẫu xét nghiệm của tóc

3. Nghiên cứu các mẫu xét nghiệm của tóc 1

Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm được thực hiện nếu cần thiết để làm rõ chẩn đoán hoặc để loại trừ các yếu tố làm trầm trọng thêm diễn biến của quá trình rụng tóc (đối với rụng tóc từng mảng hoặc rụng tóc nội tiết tố)

Xét nghiệm máu

  • Được coi là yêu cầu bắt buộc đối với trường hợp rụng tóc ở nữ giới nhằm loại trừ tình trạng thiếu máu, thiếu sắt tiềm ẩn, rối loạn chức năng tuyến giáp.
  • Trường hợp có chế độ ăn uống không lành mạnh, ăn kiêng giảm cân cũng nên xét nghiệm máu để loại trừ thiếu đạm và khoáng chất vi lượng.

Nếu có nghi ngờ ảnh hưởng của nội tiết tố androgen (nội tiết tố nam) gây rụng tóc, cần kiểm tra chức năng của tuyến thượng thận và buồng trứng.

Trường hợp các tổn thương trên da đầu quá nhiều không chỉ đến từ một kiểu rụng tóc gây ra, bác sĩ có thể tiến hành sinh thiết da đầu. Bác sĩ da liễu sẽ sử dụng một loại thiết bị có kích thước và hình dạng tương tự một cây bút chì để chọc vào phần da đầu và lấy đi một phần mẫu mô nhỏ. Mẫu này sẽ được mang đi thí nghiệm và phân tích.

4. Chụp ảnh quang phổ

4. Chụp ảnh quang phổ 1

Hiện nay phương pháp chụp ảnh quang phổ thường được thực hiện trong khám lâm sang bởi mang lại hiệu quả cao và giá thành phải chăng. Phương pháp này có thể giúp phát hiện sớm các chứng rụng tóc nội tiết nam, chẩn đoán phân biệt được giữa AGA và SA Telogen lan tỏa mãn tính.

Ngoài ra, trong quá trình khám, bác sĩ có thể Thử nghiệm lực kéo của tóc:

Bác sĩ sẽ nắm lấy các phần tóc nhỏ (khoảng 35-40 sợi tóc) từ các phần khác nhau trên da đầu và thực hiện kéo nhẹ. Khi kéo xong nếu có từ 5 sợi tóc trở lên rụng thì có thể bạn đang mắc chứng rụng tóc.

Để kiểm tra sức khỏe của mái tóc, bác sĩ có thể nắm một phần tóc và giữ bằng hai tây, một phần ở phần chân tóc và một ở gần ngọn tóc và thực hiện kéo, kiểm tra xem có sợi tóc nào bị đứt ở giữa không. Qua đây có thể phần nào xác định được độ giòn hoặc dễ gãy của sợi tóc.

Tìm hiểu thêm: Tóc rụng nhiều là bị bệnh gì?

Khắc phục tình trạng tóc rụng tại nhà

Sau khi làm xét nghiệm, bạn sẽ được bác sĩ kết luận về tình trạng rụng tóc của mình và có phương pháp điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, để giúp tóc giảm rụng, kích thích tóc mọc chắc khỏe, mượt mà bạn cũng nên chú ý tới những điều dưới đây:

1. Chăm sóc tóc đúng cách

1. Chăm sóc tóc đúng cách 1

Trong quá trình chăm sóc tóc bạn cần lưu ý:

  • Gội đầu 3-4 lần/tuần
  • Lựa chọn loại dầu gội và dầu xả phù hợp với loại da đầu và chất tóc của bạn
  • Nên gội đầu vào nước mát vào mùa nóng và nước ấm vào mùa lạnh. Nhiệt độ phù hợp là khoảng 30 độ C.
  • Hạn chế chải đầu khi tóc ướt
  • Sau khi gội đầu nên lau tóc khô bớt bằng khăn vải xô, sau đó sấy tóc ở chế độ quạt gió. Không sấy tóc đến khô hoàn toàn, cần để lại độ ẩm 20% và thoa dưỡng tóc.
  • Bảo vệ tóc cẩn thận khi đi ra ngoài, tránh để tóc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, khói bụi ô nhiễm,…
  • Massage da đầu bằng tinh dầu kích thích mọc tóc (tinh dầu bưởi, dầu dừa,…) hàng ngày trong 10-15 phút

2. Chế độ ăn bổ sung các dưỡng chất tốt cho tóc

Một chế độ ăn lành mạnh, giàu dinh dưỡng không chỉ giúp cho tóc của bạn sớm mọc, mượt mà mà còn có ý nghĩa tích cực cho cả sức khỏe tổng quan của bạn. Chú ý bổ sung các dưỡng chất cần thiết dưới đây:

  • Protein: thịt, cá, trứng, sữa,…
  • Sắt: rau bina, bông cải xanh, các loại đậu, hạt diêm mạch,…
  • Kẽm: thịt, động vật có vỏ, đậu, các loại hạt,…
  • Vitamin B12: cá hồi, cá mòi, ngũ cốc, ngao, trứng, sữa,…
  • Vitamin B7 (biotin): cà rốt, nấm, rau chân vịt, quả óc chó,…
  • Vitamin E: hạt hướng dương, hạnh nhân, bí đỏ, kiwi,…
  • Axit béo omega 3: các loại cá béo, các loại hạt và quả hạch, dầu oliu,…

Tham khảo: 14 thực phẩm giúp tóc nhanh dài và dày

3. Uống nhiều nước

Uống đủ nước mỗi ngày giúp thanh lọc cơ thể, làn da căng sáng mịn màng và đặc biệt là giúp cho tóc của bạn chắc khỏe, mượt mà, nhanh mọc. Nước phục hồi các liên kết hư hỏng của sợi tóc, giúp tóc bồng bềnh, óng ả, tràn đầy sức sống.

4. Ủ tóc với các nguyên liệu tự nhiên

4. Ủ tóc với các nguyên liệu tự nhiên 1

Nguồn nguyên liệu từ thiên nhiên phong phú mang đến cho chúng ta những lợi ích vô cùng lớn, trong đó có những nguyên liệu được coi là thảo dược vô cùng tốt cho sự phát triển của tóc, giúp bổ sung dinh dưỡng cho tóc khỏe mạnh, mượt mà và mọc nhanh hơn.

Một số loại mặt nạ ủ tóc bạn có thể làm tại nhà:

  • Ủ tóc bằng bơ và sữa chua
  • Ủ tóc bằng dầu dừa
  • Ủ tóc với mật ong và sữa tươi
  • Ủ tóc với bia
  • Ủ tóc với lòng đỏ trứng gà , chuối và mật ong

Chi tiết: Cách làm mặt nạ phù hợp với từng loại tóc

5. Loại bỏ các thói quen xấu

Những thói quen thiếu lành mạnh có thể khiến bạn rụng tóc nhiều hơn, mau từ bỏ chúng ngay thôi:

  • Thức khuya, làm việc và nghỉ ngơi không điều độ
  • Thường xuyên để áp lưc, căng thẳng kéo dài
  • Hút thuốc lá
  • Uống rượu bia nhiều

Rụng tóc là một tình trạng phổ biến và có thể gặp ở nhiều người. Mặc dù đây không phải là vấn đề nguy hiểm tới tính mạng, song phần nào ảnh hưởng đến thẩm mỹ và đôi khi nó còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh lý nghiêm trọng. Do đó, việc bạn cần làm là quan tâm đến tóc nhiều hơn, nếu nhận thấy tóc có sự thay đổi bất thường cần sớm đến thăm khám tại các cơ sở y tế để có được kết quả chính xác nhất về tình trạng tóc cũng như sức khỏe của mình.

Cập nhật lúc: 08/11/2023
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Các thông tin trên website Maxxhair.net chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu, khuyến nghị Quý khách hàng không tự ý áp dụng. Maxxhair.net không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.

Loading...