Rụng tóc tuổi dậy thì lý giải nguyên nhân và cách khắc phục
Rụng tóc là hiện tượng khá phổ biến xảy ra hàng ngày và ở nhiều độ tuổi, giới tính. Một trong số đó bao gồm tình trạng rụng tóc ở độ tuổi dậy thì. Đây là thời điểm cơ thể có nhiều sự thay đổi khác biệt. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về rụng tóc tuổi dậy thì và các vấn đề liên quan trong nội dung bài viết dưới đây.
Mục lục
- Rụng tóc tuổi dậy thì là gì?
- Vì sao có hiện tượng rụng tóc tuổi dậy thì?
- Do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể
- Tâm sinh lý thay đổi
- Chế độ sinh hoạt kém điều độ
- Do thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể
- Dùng các sản phẩm chăm sóc tóc không phù hợp
- Ảnh hưởng của thuốc tân dược
- Stress
- Cột tóc chặt
- Thiếu máu
- Sử dụng hóa chất tạo kiểu
- Rụng tóc tuổi dậy thì do di truyền
- Do ảnh hưởng của bệnh
- Cách khắc phục hiện tượng rụng tóc tuổi dậy thì
Rụng tóc tuổi dậy thì là gì?
Rụng tóc tuổi dậy thì là tình trạng khá phổ biến trong trẻ em độ tuổi từ 11-17. Trung bình, một người có thể rụng từ 25-100 sợi/ngày, hiện tượng là rụng tóc sinh lý, hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, khi số lượng tóc rụng nhiều hơn 100 sợi/ngày ở độ tuổi dậy thì sẽ được xếp vào tình trạng rụng tóc tuổi dậy thì.
Cùng với rụng tóc, các thanh thiếu niên có thể gặp phải tình trạng gàu, ngứa, viêm đỏ vùng da đầu hoặc chân tóc, tóc khô xơ, chẻ ngọn,…
Tương tự rụng tóc ở những độ tuổi khác, rụng tóc tuổi dậy thì cũng được chia thành các dạng sau:
- Rụng tóc từng mảng: Tức rụng tóc thành từng mảng, tóc rụng khu trú trong một vùng cụ thể có đường kính khoảng vài cm. Vùng da nơi tóc rụng trơn nhẵn, không đau, không ngứa và không có dấu hiệu viêm nhiễm.
- Rụng tóc toàn thể : Đầu bị rụng tóc hoàn toàn
- Rụng tóc toàn bộ: Ngoài hiện tượng rụng tóc, cả lông mày, lông mi và lông ở các vùng khác trên cơ thể cũng bị rụng.
Còn tùy thuộc vào nguyên nhân mà tình trạng rụng tóc ở tuổi dậy thì có thể xảy ra tạm thời hoặc kéo dài đến độ tuổi trưởng thành. Trong trường hợp tóc có khuynh hướng kéo dài, thậm chí số lượng tóc rụng ngày một nhiều thì cần sớm tới cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và nhận được hướng giải quyết kịp thời, an toàn cho độ tuổi dậy thì.
Vì sao có hiện tượng rụng tóc tuổi dậy thì?
Một số nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng rụng tóc tuổi dậy thì, bao gồm:
Do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể
Đây là nguyên nhân đầu tiên có thể suy đoán được khi nhận thấy tình trạng rụng tóc ở trẻ độ tuổi dậy thì. Bởi, ở giai đoạn này hệ nội tiết thường hay rối loạn, mất cân bằng hormone, dẫn tới cơ thể cũng có nhiều thay đổi, như: rụng tóc thường xuyên, chân tóc yếu không đủ khả năng bám sâu vào nang tóc để hấp thụ dinh dưỡng dẫn tới rụng tóc, mụn bọc, mụn trứng cá xuất hiện trên mặt, thay đổi giọng nói, vóc dáng,…
Tâm sinh lý thay đổi
Khi cơ thể có những thay đổi thì tâm lý của trẻ trong giai đoạn dậy thì cũng thay đổi. Một số trẻ có xu hướng bất thường về tính cách, dễ lo lắng, căng thẳng, nổi giận, mất tập trung. Việc này cũng góp phần gây ức chế tế tế bào nang tóc, kìm hãm sự phát triển có tóc và làm tóc rụng.
Chế độ sinh hoạt kém điều độ
Cuộc sống hiện đại kéo theo sự phát triển về nhu cầu vui chơi, giải trí, lối sống mở, khiến nhiều trẻ em độ tuổi dậy thì có thói quen ngủ muộn hơn, cùng với đó áp lực học hành, lười vận động,… tạo nên chế độ sinh hoạt không khoa học. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây rụng tóc ở trẻ vị thành niên.
Do thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể
Cũng như những bộ phận khác trên cơ thể mái tóc cũng cần dược bổ sung đầy đủ dưỡng chất từ bên trong. Việc các bạn trẻ có thói quen ăn uống linh tinh mất cân bằng gây ra thiếu hụt các loại vitamin và khoáng chất tốt cho tóc như: Sắt, biotin, protein, vitamin A, C và vitamin nhóm B,…. đều dẫn đến hiện tượng rụng tóc
Thói quen ăn uống không khoa học phổ biến ở lứa tuổi dậy thì: ăn không đủ bữa, không đúng bữa, ăn nhiều thức ăn nhanh,…
☛ Tham khảo thêm: Tóc rụng nhiều do thiếu chất gì?
Dùng các sản phẩm chăm sóc tóc không phù hợp
Sử dụng dầu gội đầu, xịt dưỡng tóc hay các sản phẩm chăm sóc tóc khác kém chất lượng, chứa nhiều hóa chất độc hại hoặc có thành phần không phù hợp cũng có thể khiến tuổi dậy thì bị rụng tóc. Khi tiếp xúc với da đầu, chúng gây kích ứng, làm suy yếu các nang tóc. Lâu dần sẽ khiến tóc bắt đầu rụng nhiều bất thường.
Ảnh hưởng của thuốc tân dược
Hiện tượng rụng tóc ở tuổi dậy thì còn xảy ra ở các bạn đang sử dụng thuốc chữa mụn trứng cá hoặc thuốc điều trị các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp. Những loại thuốc này khi sử dụng kéo dài đều có thể gây ra nhiều rủi ro, rụng tóc chính là một trong những tác dụng phụ thường gặp.
Stress
Tuổi dậy thì thường phải đối mặt với nhiều áp lực trong học hành và trong các mối quan hệ. Căng thẳng kéo dài sẽ gây rối loạn hormone, rụng tóc là một hậu quả tất yếu.
Cột tóc chặt
Thói quen cột tóc chặt sẽ khiến chân tóc bị kéo căng. Lâu ngày nang tóc bị suy yếu dần dẫn đến rụng tóc. Ngoài ra, hiện tượng rụng tóc ở tuổi dậy thì còn xảy ra ở những bạn có thói quen tết tóc, cột tóc đuôi ngựa hoặc cuốn tóc nhiều vòng trên đầu.
Thiếu máu
Thiếu máu sẽ khiến tóc không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết để phát triển. Điều này sẽ khiến tóc bị khô, xơ, chẻ ngọn và gãy rụng nhiều. Ngoài ra, người bị thiếu máu ở tuổi dậy thì còn có các biểu hiện khác như da dẻ xanh xao, cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống, chóng mặt.
Sử dụng hóa chất tạo kiểu
Nhiều bạn dù tuổi còn nhỏ nhưng đã đi duỗi tóc, uốn tóc hoặc thậm chí là nhuộm tóc. Dưới tác động của nhiệt độ từ máy kẹp, máy uốn hay các loại hóa chất độc hại từ sản phẩm tạo kiểm da đầu có thể bị kích ứng, tổn thương nghiêm trọng và gây ra rụng tóc.
Rụng tóc tuổi dậy thì do di truyền
Rụng tóc do di truyền thường chỉ ảnh hưởng đến các bạn nam ở lứa tuổi dậy thì. Cụ thể, nếu trong gia đình từng có người bị rụng tóc, hói đầu thì các bạn nam tuổi teen cũng có nguy cơ bị rụng tóc rất cao. Thậm chí có những bạn bị rụng tóc ngay từ khi còn nhỏ ở nhiều mức độ khác nhau.
Do ảnh hưởng của bệnh
Rụng tóc là một trong những triệu trứng thường gặp của rất nhiều bệnh lý về da đầu như gàu, vẩy nến da đầu, bệnh á sừng, viêm da tiết bã nhờn ở đầu, nấm tóc… Ngoài ra, lứa tuổi dậy thì cũng phải đối mặt với nguy cơ bị rụng tóc nếu mắc bệnh tiểu đường, bệnh ở tuyến giáp hoặc bệnh lupus.
☛ Tìm hiểu: Rụng tóc nhiều cảnh báo mắc bệnh gì?
Cách khắc phục hiện tượng rụng tóc tuổi dậy thì
Tuổi dậy thì là giai đoạn hết sức nhạy cảm nên việc rụng tóc quá nhiều cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý và ngoại hình, vậy cần khắc phục ngay từ hôm nay với những kiến thức dưới đây để có được vẻ tự tin và tâm ý ổn định cho trẻ ở tuổi dậy thì.
1. Chăm sóc tóc đúng cách
Việc chăm sóc tóc đúng cách rất quan trọng vì nó giúp bạn có một mái tóc chắc khỏe và giảm rụng tóc một cách tối đa.
Lựa chọn đúng loại dầu gội phù hợp
Các bạn trẻ nên lựa chọn kĩ loại dầu gội phù hợp với tố chất da đầu của mình để giảm thiểu tình trạng rụng tóc tuổi dậy thì. Nếu không hiểu rõ bạn có thể tham khảo ý kiến từ các chuyên gia về tóc để họ tư vấn cho bạn giải pháp phù hợp nhất
Gội đầu đúng cách
- Không nên gội đầu quá nhiều, mỗi tuần bạn chỉ nên gội đầu từ 2-3 lần.
- Gội đầu với nước mát và sau khi gội xong nên tráng một lớp nước lạnh cho tóc.
- Khi gội đầu nên kết hợp thêm việc massage da đầu nhẹ nhàng.
- Nếu tóc khô nên sử dụng thêm nhiều dầu xả hơn bình thường.
- Sau khi gội đầu chỉ nên dùng khăn bông mềm thấm bóp tóc nhẹ nhàng.
☛ Tìm hiểu: Tóc rụng nhiều khi gội đầu – nguyên nhân, cách khắc phục
Chải tóc đúng cách
- Không nên chải khi tóc còn đang ướt.
- Chải tóc dần từ ngọn tóc lên chân tóc.
- Nên chải tóc trước khi đi ngủ và mỗi ngày chải ít nhất 2 lần
- Dùng những loại lược chuyên dụng dể không làm tóc rụng nhiều, không nên dùng lược bằng nhựa.
Giảm thô bạo với tóc
- Nên hạn chế hóa chất uốn, duỗi nhuộm cho tóc.
- Không nên sử dụng máy sấy nóng làm khô tóc, cách tốt nhất chỉ nên để tóc khô tự nhiên.
- Đừng buộc tóc quá chặt sẽ khiến tóc dễ bị gãy.
Giữ gìn tóc luôn sạch
Việc gội đầu quá nhiều thật sự là không tốt cho da đầu thế nhưng ở tuổi dậy thì quá trình chuyển hóa hoạt động rất mạnh nên tăng cường sự bài tiết bã nhờn ở nhiều nơi như da mặt và đăc biệt là da đầu vậy nên cần giữ mái tóc luôn sạch sẽ để tránh gây bít tắc chân tóc gây viêm nhiễm da đầu và ảnh hưởng đến quá trình hấp thu chất dinh dưỡng.
2. Tập thói quen sinh hoạt theo khoa học
Ăn uống điều độ, giảm các loại đồ ăn nhanh, uống nhiều nước, ngủ đủ giấc, không thức khuya, thường xuyên rèn luyện cơ thể bằng việc tập thể dục. Lập biểu đồ thời gian hợp lý cho việc ăn uống, nghỉ ngơi và luyện tập theo chuẩn mực để có một cuộc sống lành mạnh đảm bảo sức khỏe và không ảnh hưởng xấu đến mái tóc.
3. Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ và phù hợp
Ở giai đoạn tuổi dậy thì nhu cầu dinh dưỡng trong cơ thể tăng cao hơn so với mức thông thường nên cần cung cấp đủ dưỡng chất để cơ thể phát triển khỏe mạnh. Bên cạnh đó muốn tốt cho mái tóc và ngăn ngừa rụng tóc nên bổ sung thêm thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất, Protein, Biotin, magie,… để có một mái tóc khỏe.
Để cải thiện tình trạng rụng tóc, trong bữa ăn của tuổi dậy thì nên có các thực phẩm sau:
- Thực phẩm chứa nhiều vitamin C: Bao gồm dâu tây, kiwi, xoài, ớt chuông, rau lá xanh và các loại trái cây họ cam, quýt. Chúng giúp tăng cường hấp thu chất sắt để cơ thể tái tạo máu nuôi dưỡng tóc, đồng thời giúp nang tóc và da đầu có sức đề kháng tốt hơn.
- Các thức ăn giàu đạm: Protein là chất liệu chính được cơ thể sử dụng để tạo nên tóc. Chính vì vậy, nếu không may bị rụng tóc ở tuổi dậy thì, bạn nên ưu tiên các thực phẩm chứa nhiều chất đạm như thịt đỏ, cá, trứng, sữa…
- Thực phẩm giàu vitamin E: Loại vitamin này nổi tiếng với tác dụng dưỡng ẩm, chống xơ rối tóc. Đồng thời nó cũng giúp tạo ra lớp màng bảo vệ tóc trước tác hại của ánh nắng mặt trời. Vitamin E được tìm thấy nhiều trong dầu thực vật, các loại hạt, rau bina, quả bơ, bông cải xanh.
- Thực phẩm chứa vitamin B1, B6: Chẳng hạn như nấm, dâu tây, bột yến mạch, hạt điều, sữa chua, hạnh nhân, hải sản, đậu xanh, đậu đen… Vitamin B1 có tác dụng cải thiện quá trình trao đổi chất dưới da, chống oxy hóa tóc, ngăn ngừa gãy rụng tóc ở tuổi dậy thì. Trong khi đó, vitamin B6 lại giúp chống lại các protein gây hại cho tóc, giúp tóc chắc khỏe hơn.
- Các thức ăn giàu chất sắt: Thiếu sắt là nguyên nhân khiến cơ thể bị thiếu máu và gây ra tình trạng rụng tóc ở một số trẻ trong tuổi dậy thì. Để hạn chế rụng tóc, các bạn tuổi teen nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt như củ dền đỏ, gan, đậu phụ, cải bó xôi, gà tây, các loại hạt, cà chua, sô-cô-la đen,…
- Uống nhiều nước: Ở tuổi dậy thì, cơ thể cần được cung cấp khoảng 2 lít nước mỗi ngày. Nước sẽ giúp quá trình lưu thông máu được thông suốt và hỗ trợ vận chuyển các chất dinh dưỡng đến nuôi tóc. Uống nước lọc hay uống nước trái cây đều tốt. Tuy nhiên, cần hạn chế tiêu thụ nước ngọt, cà phê hay trà sữa vì chúng có chứa lượng chất béo xấu, cafein không tốt cho sức khẻo của tóc.
4. Trị rụng tóc tuổi dậy thì tại nhà bằng phương pháp tự nhiên
Đắp mặt nạ thiên nhiên có thể giúp ngăn chặn tình trạng rụng tóc cho tuổi dậy thì bằng cách bổ sung các vitamin và khoáng chất nuôi dưỡng tóc chắc khỏe từ bên ngoài. Đồng thời chúng cũng giúp mái tóc có sức tự bảo vệ khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời và các tác nhân gây hại khác.
Mặt nạ bia và giấm táo
Chuẩn bị 200ml bia và 20ml giấm táo. Trộn cả hai để được một hỗn hợp hòa quyện. Làm ẩm tóc rồi thoa toàn bộ lên tóc và da đầu. Kết hợp massage rồi ủ tóc trong 10 phút. Cuối cùng bạn tiến hành gội đầu lại với dầu gội như bình thường.
Mặt nạ bia và giấm táo có tác dụng sát khuẩn, làm sạch da đầu và bổ sung lượng silica dồi dào. Chất này sẽ giúp kích thích các nang tóc phát triển nhanh hơn và chắc khỏe hơn.
Mặt nạ lòng đỏ trứng và dầu ô liu
Lòng đỏ trứng giàu protein, vitamin A, D, E. Những chất này thúc đẩy sự tăng trưởng của tóc, giúp sợi tóc mọc to và chắc khỏe hơn, đồng thời chống xơ rối, cải thiện tình trạng rụng tóc. Trong khi đó, dầu ô liu lại bổ sung chất dưỡng ẩm, chống oxy hóa, giúp hạn chế những ảnh hưởng của gốc tự do tới mái tóc của lứa tuổi dậy thì.
Trộn 2 cái lòng đỏ trứng với 2 thìa dầu ô liu. Sau khi làm ướt tóc, bạn chờ cho ráo nước rồi thoa hỗn hợp mặt nạ vừa tạo lên đầu. Massage nhẹ nhàng để các dưỡng chất thấm sâu vào chân tóc. Sau đó, lấy mũ trùm kín đầu lại ủ tóc trong 20 phút rồi gội đầu lại với dầu gội. Áp dụng đều đặn mỗi tuần 3 lần để nhanh chóng phục hồi sức khỏe cho mái tóc.
☛ Tham khảo: 8 công thức gội đầu bằng trứng gà giúp tóc khỏe đẹp
Mẹo trị rụng tóc tuổi dậy thì bằng bồ kết
Bồ kết được xem là cứu cánh cho các trường hợp bị rụng tóc. Nó chứa saponin với hàm lượng khoảng 10% có tác dụng kháng viêm, chống gàu, trị nấm, làm sạch gàu trên da đầu và giúp tóc đen mượt tự nhiên.
Cách sử dụng:
- Bồ kết kẹp vào vỉ nướng chín sao cho chuyển sang màu vàng và dậy mùi thơm. Bẻ nhỏ, cho vào hũ dùng dần
- Khi sử dụng lấy 1 nắm bồ kết nướng đem nấu với 1 lít nước. Đun sôi kỹ để hoạt chất saponin được giải phóng ra nước khiến cho nước chuyển sang màu vàng nâu cánh gián.
- Dùng nước bồ kết gội đầu thay thế cho dầu gội mỗi tuần 3 lần
Ngoài cách gội đầu bằng nước bồ kết nguyên chất, bạn có thể thêm vào nước gội một ít xả, vỏ cam hay vỏ bưởi để tăng công dụng điều trị.
Bí quyết trị rụng tóc cho tuổi dậy thì bằng tinh dầu bưởi
Tinh dầu bưởi được chiết xuất từ vỏ bưởi. Nó chứa thành phần chính là pectin, vitamin A, C, naringin và một số hoạt chất có lợi khác giúp kích thích mọc tóc, tăng cường sản xuất collagen làm cho tóc khỏe và có độ đàn hồi tốt hơn.
Bạn có thể lấy tinh dầu bưởi thoa trực tiếp lên tóc mỗi ngày 2 lần. Cách khác cũng đơn giản không kém là dùng thay thế cho dầu xả theo hướng dẫn dưới đây:
- Chuẩn bị 5 – 7 giọt tinh dầu bưởi nguyên chất và 30 ml nước ấm
- Pha cả hai thứ lại với nhau cho tinh dầu hòa quyện vào nước
- Sau khi gội đầu xong, bạn lấy hỗn hợp trên thoa lên tóc và massage nhẹ nhàng vài phút để tinh dầu thấm đều vào tóc.
- Cuối cùng, xả đầu lại với nước ấm cho sạch, để tóc khô tự nhiên
☛ Chi tiết: Trị rụng tóc hói đầu với vỏ bưởi, hiệu quả bất ngờ
Trên đây là những thông tin về tình trạng rụng tóc tuổi dậy thì. Hi vọng có thể giúp các em có thể chủ động phòng tránh, cải thiện tình trạng rụng tóc giai đoạn này.
Các thông tin trên website Maxxhair.net chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu, khuyến nghị Quý khách hàng không tự ý áp dụng. Maxxhair.net không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.
Bài viêt liên quan
- Sau sinh nên gội đầu bằng gì? 5 nguyên liệu giảm rụng tóc làm sạch gàu hiệu quả
- Đang cho con bú có làm tóc được không? – Giải đáp từ chuyên gia
- 7 cách chữa rụng tóc bằng gừng siêu an toàn và hiệu quả ngay tại nhà
- Nên ủ tóc trước hay sau khi gội đầu để có được mái tóc chắc khỏe suôn mượt
- 7 Cách ủ tóc bằng bơ mang lại hiệu quả tuyệt vời cho tóc