Bật mí 5 cách tẩy tế bào chết da đầu tại nhà đơn giản, hiệu quả
Tẩy tế bào chết da đầu là một trong những bước quan trọng trong quá trình chăm sóc tóc của các chị em. Nhưng có nên tẩy tế bào chết da đầu không và có những cách tẩy tế bào chết da đầu nào mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà? Hãy để Maxxhair bật mí cho bạn qua bài viết dưới đây nhé!
Tẩy tế bào chết da đầu là gì?
Tẩy tế bào chết da đầu là quá trình loại bỏ các tế bào da chết tích tụ trên bề mặt da đầu. Da đầu của chúng ta liên tục trải qua quá trình tái tạo, trong đó các tế bào da mới được tạo ra từ lớp biểu bì dưới cùng và dần di chuyển lên phía trên. Khi các tế bào da mới phát triển lên, các tế bào cũ và đã chết sẽ bong tróc và bị loại bỏ.
Tẩy tế bào chết da đầu là việc loại bỏ các tế bào chết tích tụ trên da đầu
Tuy nhiên, đôi khi quá trình này có thể không diễn ra một cách trơn tru, dẫn đến tình trạng các tế bào da chết tích tụ trên bề mặt da đầu. Điều này có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông, gây ngứa ngáy, viêm nhiễm và gây ra vấn đề như gàu.
Thường xuyên tẩy tế bào chết cho da đầu là cách giúp bạn sở hữu một mái tóc bóng mượt và chắc khỏe từ gốc đến ngọn. Ngoài ra, còn đem lại sự sạch sẽ cho da đầu cũng như tăng tính thẩm mỹ bên ngoài cho bản thân.
Có nên tẩy tế bào chết da đầu không?
Câu trả lời chắc chắn là CÓ. Việc tẩy tế bào chết da đầu rất có lợi, nhất là khi tế bào da chết tích tụ quá nhiều và gây ra các vấn đề như gàu, ngứa ngáy, viêm nhiễm, và tắc nghẽn lỗ chân lông. Tẩy tế bào chết da đầu là điều cần thiết và mang đến những lợi tích như:
Loại bỏ tế bào da chết: Tẩy tế bào chết giúp loại bỏ các tế bào da chết tích tụ trên bề mặt da đầu. Điều này giúp da đầu sạch hơn, sáng hơn, mịn màng hơn và mịn màng.
Giảm tình trạng gàu: Gàu thường là kết quả của việc tế bào da chết tích tụ quá nhiều, dẫn đến việc quá mức sản xuất dầu da và vi khuẩn trên da đầu. Tẩy tế bào chết giúp kiểm soát tình trạng này và làm giảm tình trạng gàu.
Tẩy tế bào chết cho da đầu sẽ giúp ích cho quá trình hấp thu dưỡng chất của tóc
Giảm ngứa ngáy và viêm nhiễm: Tế bào da chết tích tụ có thể gây kích ứng và viêm nhiễm da đầu, dẫn đến cảm giác ngứa ngáy và khó chịu. Bằng cách tẩy tế bào chết, bạn có thể giảm ngứa ngáy và cải thiện tình trạng viêm nhiễm.
Khả năng hấp thụ dưỡng chất tốt hơn: Bề mặt da đầu sạch sẽ hấp thụ dưỡng chất từ các sản phẩm chăm sóc da đầu như dầu gội hoặc dầu xả tốt hơn. Điều này giúp cải thiện sức khỏe tóc và da đầu.
Cải thiện lưu thông máu: Quá trình tẩy tế bào chết da đầu giúp lưu thông máu. Khi đó các nang tóc được nuôi dưỡng bằng nguồn cung cấp máu dồi dào, giúp ngăn rụng tóc và giảm căng thẳng.
Kích thích mọc tóc: Khi da đầu bao trùm bởi tế bào da chết và dầu, lỗ chân lông bị tắc gây cản trở cho sự mọc tóc. Tẩy tế bào chết giúp làm sạch lỗ chân lông, tạo điều kiện tốt hơn cho sự phát triển của tóc.
Có những loại tẩy tế bào chết da đầu nào?
Hiện nay, có 2 cách chính để tẩy tế bào chết da đầu là dạng vật lý và dạng hoá học. Cả 2 cách này đều có những ưu, nhược điểm nhất định. Bạn có thể tham khảo để chọn lựa ra cách phù hợp tùy theo sở thích cũng như tình trạng da đầu:
Tẩy tế bào chết vật lý
Phương pháp này sử dụng lực ma sát thủ công bằng cách dùng gel hoặc những hạt mịn làm sạch. Bạn áp dụng sản phẩm lên da đầu và mát xa nhẹ nhàng để loại bỏ tế bào da chết và tạp chất.
Ưu điểm: Massage nhẹ nhàng mang lại cảm giác thư giãn, thoải mái. Chính vì vậy nên đây là phương pháp được các chị em rất yêu thích sử dụng
Nhược điểm: Da đầu mỏng manh và dễ tổn thương nên nếu chà xát quá mạnh sẽ khiến da đầu bị trầy xước và viêm nhiễm.
Có 2 loại tẩy tế bào chết da đầu là vật lý và hoá học
Tẩy tế bào chết hoá học
Tẩy tế bào chết bằng cách hoá học là việc sử dụng một số sản phẩm chứa các loại axit như axit salicylic, axit glycolic, axit lactic,… Những axit này giúp loại bỏ tế bào da chết bằng cách phân hủy các liên kết giữa chúng. Bạn áp dụng sản phẩm lên da đầu, để trong khoảng thời gian xác định, sau đó rửa sạch bằng nước.
Ưu điểm: Tác động sâu và nhanh chóng, cho da đầu thoáng mát sạch sẽ, hiệu quả hơn so với phương pháp vật lý.
Nhược điểm: Vì là chất hoá học nên những ai bị da đầu nhạy cảm sẽ dễ kích ứng, khiến da đầu khô hơn và nhạy cảm khi chịu tác động trực tiếp của ánh nắng mặt trời.
Các bước tẩy tế bào chết da đầu
Để quá trình tẩy tế bào chất hiệu quả, bạn cần thực hiện theo các bước sau đây:
- Chia tóc thành các góc phần tư để giúp tập trung vào một phần da đầu, tránh các phần tóc khác bị bết.
- Sử dụng ngón tay để thoa tẩy tế bào chết vùng da đầu, giữ nguyên trong vòng 10-15 phút.
- Dùng bàn chải hoặc máy massage để loại bỏ các tế bào chết trên da đầu, nên massge từ 3-5 phút.
- Xoa bóp da đầu nhẹ nhàng để máu lưu thông và tăng độ dày tóc.
- Xả lại sạch sẽ bằng dầu gội và nước sạch.
Sau khi tẩy tế bào chết cần gội đầu lại thật sạch bằng dầu gội để loại bỏ tạp chất
5 cách tẩy tế bào chết da đầu tại nhà đơn giản
Đường nâu và yến mạch
Hỗn hợp đường nâu và yến mạch có thể là một cách tẩy tế bào chết da đầu tự nhiên. Cả hai nguyên liệu này đều an toàn với da, không gây kích ứng nên bạn có thể yên tâm khi sử dụng.
Cách làm như sau:
- Trộn yến mạch và đường nâu cùng dầu dưỡng tóc mà bạn yêu thích trong một tô nhỏ theo tỉ lệ 1:1:1
- Khuấy đều để tạo thành một hỗn hợp dịu nhẹ và có độ dẻo.
- Rửa tóc sạch bằng nước để làm ẩm da đầu.
- Thoa đều hỗn hợp lên da đầu, massage nhẹ nhàng bằng đầu ngón tay để loại bỏ tế bào da chết.
- Để hỗn hợp tác động trên da đầu trong khoảng 10-15 phút.
- Rửa sạch da đầu bằng nước ấm và sau đó dùng dầu gội tóc như thường.
Tẩy tế bào chết da đầu bằng muối và nước chanh
Muối và nước chanh giúp làm mềm và loại bỏ tế bào da chết một cách nhẹ nhàng, cũng như cung cấp axit citric từ nước chanh để làm sạch và cải thiện sức khỏe da đầu.
Cách thực hiện rất đơn giản:
- Trộn một ít muối cùng nước cốt chanh trong tô nhỏ.
- Rửa tóc sạch bằng nước để làm ẩm da đầu.
- Thoa đều hỗn hợp lên da đầu, massage nhẹ nhàng trong vòng khoảng 3 phút.
- Cuối cùng gội lại thật sạch với dầu gội và nước.
Lưu ý, nhớ rửa sạch thật kỹ sau khi sử dụng để không để lại muối trên da đầu.
Tẩy tế bào chết da đầu bằng bã cà phê và dầu dừa
Bã cà phê và dầu dừa được sử dụng rất nhiều trong việc áp dụng tẩy tế bào chết cho da. Đồng thời dầu dừa còn cung cấp dưỡng chất và độ ẩm cho da đầu và tóc.
Cách làm như sau:
- Chuẩn bị một tô nhỏ, trộn bã cà phê và dầu dừa theo tỷ lệ hợp lý 2:3.
- Rửa tóc sạch bằng nước để làm ẩm da đầu.
- Thoa đều hỗn hợp bã cà phê và dầu dừa lên da đầu, tập trung vào các vùng có tế bào da chết hoặc dấu hiệu gàu.
- Massage nhẹ nhàng bằng đầu ngón tay để loại bỏ tế bào da chết.
- Để hỗn hợp tác động trên da đầu trong khoảng 5-10 phút.
- Rửa sạch da đầu bằng nước ấm và sau đó sử dụng dầu gội như thường.
Tẩy tế bào chết da đầu bằng bã cà phê và dầu dừa đơn giản
Bột trà xanh và mật ong
Bột trà xanh giúp loại bỏ các tế bào dư thừa trên da đầu, ngoài ra còn kháng khuẩn rất tốt. Bên cạnh đó, mật ong giúp trị gàu, ngăn các bệnh như nấm, viêm nhiễm,…Khi kết hợp 2 nguyên liệu này lại sẽ cho ra một hỗn hợp tẩy tế bào chất hiệu quả.
Cách làm như sau:
- Trộn bột trà xanh với mật ong trong tỷ lệ 2:1.
- Rửa tóc sạch bằng nước để làm ẩm da đầu.
- Thoa đều hỗn hợp lên da đầu, tập trung vào các vùng có tế bào da chết hoặc dấu hiệu gàu.
- Massge nhẹ nhàng bằng đầu ngón tay theo hình tròn để loại bỏ tế bào da chết.
- Để hỗn hợp tác động trên da đầu trong khoảng 10-15 phút.
- Rửa sạch da đầu bằng nước ấm và sau đó sử dụng dầu gội như thường.
Tẩy tế bào chết da đầu bằng giấm táo
Tẩy tế bào chết da đầu bằng giấm táo là một phương pháp tự nhiên có thể giúp loại bỏ tế bào chết và bã nhờn trên da đầu. Tuy nhiên, không nên sử dụng quá thường xuyên, chỉ nên thực hiện 1-2 lần mỗi tuần để tránh làm khô da đầu.
Cách thực hiện như sau:
- Cho 200ml giấm táo vào 1,5 lít nước rồi khuấy đều.
- Sau khi đã rửa sạch tóc, nhỏ từ từ hỗn hợp giấm táo và nước vào da đầu.
- Sử dụng ngón tay hoặc bông tẩy trang để thoa nhẹ nhàng và massage trong vài phút.
- Để hỗn hợp giấm táo hoạt động trong khoảng 5-10 phút, sau đó xả sạch tóc bằng nước ấm.
Giấm táo có công dụng giúp tẩy tế bào chết da đầu
Lưu ý khi tẩy tế bào chết da đầu
Khi tẩy tế bào chết da đầu, có một số lưu ý quan trọng mà bạn nên tuân theo để đảm bảo rằng quá trình thực hiện được diễn ra an toàn và hiệu quả. Cụ thể:
- Kiểm tra tình trạng da đầu: Nếu bạn có vấn đề như viêm nhiễm, da đỏ, hoặc tổn thương,…thì không nên tẩy tế bào chết trên da đầu.
- Lựa chọn sản phẩm phù hợp: Chọn sản phẩm tẩy tế bào chết phù hợp với loại da đầu của bạn. Không quan tâm đến nguyên liệu hay thành phần sẽ khiến bạn gặp phải những tác hại không mong muốn.
- Không sử dụng quá thường xuyên: Tẩy tế bào chết da đầu không nên thực hiện hàng ngày. Thường xuyên quá mức có thể làm khô da đầu và gây kích ứng. Thường thì 1-2 lần mỗi tuần là đủ.
- Thực hiện massage da đầu nhẹ nhàng: Khi áp dụng sản phẩm, mát xa nhẹ nhàng da đầu thay vì gắt gao. Điều này giúp tránh làm tổn thương da đầu và tóc.
- Chú ý thời gian tác động: Nếu bạn sử dụng sản phẩm hoá học, hãy tuân theo hướng dẫn về thời gian tác động. Không để sản phẩm tác động quá lâu, vì điều này có thể gây kích ứng.
- Rửa sạch: Sau khi tẩy tế bào chết, hãy rửa sạch da đầu bằng nước ấm để đảm bảo không còn sản phẩm hoặc tế bào da chết còn lại.
- Dưỡng ẩm và bảo vệ: Sau quá trình tẩy tế bào chết, sử dụng dầu xả hoặc dưỡng chất để cung cấp dưỡng chất và duy trì độ ẩm cho tóc và da đầu. Ngoài ra, khi ra nắng, hãy sử dụng bảo vệ cho da đầu.
- Theo dõi phản ứng: Theo dõi cách da đầu và tóc của bạn phản ứng sau quá trình tẩy tế bào chết. Nếu có dấu hiệu kích ứng, ngứa ngáy, hoặc viêm nhiễm, hãy ngưng sử dụng ngay và tham khảo chuyên gia.
Không nên tẩy tế bào chết cho da đầu quá 3 lần trong 1 tuần
Tẩy tế bào chết da đầu là cần thiết để bạn có thể sở hữu một mái tóc mềm mượt và sạch sẽ. Tuy nhiên, hãy đảm bảo thực hiện đúng cách và không quá thường xuyên, tránh gây những tác hại không mong muốn xảy ra.
Các thông tin trên website Maxxhair.net chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu, khuyến nghị Quý khách hàng không tự ý áp dụng. Maxxhair.net không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.
Bài viêt liên quan
- Sau sinh nên gội đầu bằng gì? 5 nguyên liệu giảm rụng tóc làm sạch gàu hiệu quả
- Đang cho con bú có làm tóc được không? – Giải đáp từ chuyên gia
- 7 cách chữa rụng tóc bằng gừng siêu an toàn và hiệu quả ngay tại nhà
- Nên ủ tóc trước hay sau khi gội đầu để có được mái tóc chắc khỏe suôn mượt
- 7 Cách ủ tóc bằng bơ mang lại hiệu quả tuyệt vời cho tóc