Tóc tiết ra các chất nhờn làm tóc bạn lúc nào cũng có cảm giác như bị ướt. Đây là hiện tượng tóc dầu. Để trị tóc dầu nhiều bạn thường dùng phương pháp là gội đầu thường xuyên một ngày một lần, tuy nhiên cách làm ấy chỉ có tác dụng tạm thời, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn bí quyết để chăm sóc loại tóc này. Đặc điểm của tóc dầu? Tóc nhờn do sự mất cân bằng của các tuyến nhờn tiết ra chất dầu. Chất dầu tự nhiên này giúp bôi trơn da đầu và bảo vệ da đầu khỏi sự ô nhiễm. Tuy nhiên, khi có quá nhiều dầu, lại là một vấn đề. Sự mất cân bằng này tác động đến khoảng ¼ phụ nữ, làm cho tóc nhờn, nặng và dính bết vào đầu sau khi gội. Tuyệt. Nguyên nhân gây tóc dầu ? Tóc nhờn thường do gien di truyền nhưng cũng có thể trầm trọng thêm bởi căng thẳng, lo âu, và sự mất cân bằng hoặc quá nhiều chất béo trong chế độ ăn uống, mệt mỏi, các loại dầu gội khác nhau hoặc sử dụng quá nhiều chất nhuộm hóa học. Điều trị tóc dầu như thế nào? Đầu tiên, sử dụng loại dầu gội đặc biệt dành cho tóc nhờn, hoặc loại dầu gội ít hóa chất với độ pH cân bằng. Việc này giúp bạn có thể gội đầu nhiều như bạn muốn và ngay khi bạn cảm thấy cần gội, mà không lo sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng nhờn của tóc. Việc gì không nên làm với tóc dầu? Để ngăn các tuyến nhờn hoạt động quá mức, tạo ra quá nhiều dầu, đừng: Sử dụng dầu gội dành cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ em. Dầu gội loại đó rất dịu nhẹ nhưng có tác dụng tạo dầu nên không phù hợp với thiếu niên và người lớn. Chà xát da đầu quá mạnh khi gội đầu Gội 2 lần. Lần gội thứ 2 sẽ có gột bỏ hết lớp bảo vệ tóc. Sử dụng nước quá nóng Sấy tóc quá nóng gần chân tóc Lau khô tóc bằng cách chà khăn lên tóc Nên làm gì với tóc dầu? Xoa bóp da đầu nhẹ nhàng trước khi gội để kích thích tuần hoàn các vi chất. Xả lần cuối bằng nước lạnh để các vảy tóc thu nhỏ lại. Thấm khô tóc bằng khăn bông trước. Khi sử dụng mấy sấy tóc, để ở nhiệt độ thấp, giữ máy sấy cách tóc 15cm và không chĩa máy vào cùng một vùng tóc lâu hơn 15 giây. Chia sẻ Chia sẻ
Bệnh rụng tóc
Rụng tóc khi mang thai? - Đừng bối rối, click để xem giải pháp!
Rụng tóc khi mang thai là một trong những phản ứng bình thường của cơ thể. Thế nhưng, tình trạng này có thể trở thành bất thường nếu mẹ bầu không biết cách chăm sóc và khắc phục kịp thời. Để bảo vệ mái tóc yếu, gãy rụng trong thời kỳ mang thai, bài viết hôm nay sẽ gợi ý cho mẹ bầu những phương pháp an toàn và hiệu quả nhất. Mục lụcVì sao khi mang thai lại dễ bị rụng tóc?Thay đổi nội tiết tốThiếu hụt dinh dưỡngCăng thẳng kéo dàiRụng tóc khi mang thai phải làm sao?Điều trị theo chỉ địnhCân bằng tâm lýNgủ đủ giấcMẹo khắc phục tại nhàCách chăm sóc giúp hạn chế tóc gãy rụngMaxxhair có trị được rụng tóc khi mang thai? Vì sao khi mang thai lại dễ bị rụng tóc? Rụng tóc là hiện tượng sinh lý xảy ra ở cả nam giới và nữ giới. Tuy nhiên, ở phụ nữ mang thai, cơ thể mẹ bầu phát sinh nhiều biến đổi khiến tình trạng tóc rụng trở nên nghiêm trọng hơn, cụ thể: Thay đổi nội tiết tố Trong 3 tháng đầu mang thai, nồng độ hormone liên tục biến đổi để hỗ trợ thai nhi phát triển. Quá trình này khiến mẹ bầu dễ bị căng thẳng và mắc chứng rụng tóc Telogen Effluvium. Rụng tóc khi mang thai có thể do nhiều nguyên nhân Theo các chuyên gia, nồng độ hormone estrogen tăng là nguyên nhân thúc đẩy quá trình trao đổi chất, làm môi trường trên da đầu bị xáo trộn. Hệ quả là những nang tóc không được nuôi dưỡng tốt dẫn đến thoái hóa, khiến tóc bị rụng. Bên cạnh đó, một số mẹ bầu có thể bị rối loạn chức năng tuyến giáp, làm cho nồng độ hormone tuyến giáp bị tiết ra quá nhiều hoặc quá ít. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra các triệu chứng: rụng tóc, chuột rút, táo bón và kiệt sức. Rụng tóc do rối loạn nội tiết khi mang thai có thể khiến lượng tóc rụng tăng trên 30% vào giai đoạn Telogen (giai đoạn thoái triển), thay vì rụng trung bình 100 sợi tóc/ ngày, giờ đây, mẹ bầu có thể bị rụng tới 300 sợi. Rụng tóc khi mang thai thường không dễ nhận biết ở giai đoạn đầu. Thay vào đó, mẹ bầu cần thời gian từ 2 – 4 tháng để nhận thấy mái tóc của mình mỏng đi. Tuy nhiên, tình trạng này thường không kéo dài quá 6 tháng và không dẫn đến rụng tóc vĩnh viễn. Mái tóc thường sẽ tự phục hồi sau khoảng 4 tháng sau sinh, vậy nên mẹ bầu không nên quá lo lắng về vấn đề này. ☛ Tham khảo đầy đủ tại: Rụng tóc do nội tiết: Hiểu đúng để điều trị hiệu quả Thiếu hụt dinh dưỡng Thời gian đầu của thai kỳ, đa số mẹ bầu đều gặp phải tình trạng ốm nghén. Đây là nguyên nhân khiến các mẹ rơi vào tình trạng chán ăn, mệt mỏi và khả năng chuyển hóa chất của cơ thể bị rối loạn. Trong khi đó, nhu cầu về dinh dưỡng của cơ thể lại tăng lên để đảm bảo thai nhi phát triển bình thường. Tình trạng này có thể làm giảm dưỡng chất được đưa đến nang tóc, khiến tóc yếu và dễ gãy rụng. Thiếu chất là tình trạng phổ biến ở phụ nữ mang thai Rụng tóc khi mang thai thường do thiếu hụt một số dưỡng chất sau: Thiếu Sắt và Acid Folic: Khiến cơ thể không đủ tế bào hồng cầu để mang oxy và dinh dưỡng nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể, trong đó có nang tóc. Tình trạng này khiến tóc khô, giòn và dễ gãy Thiếu Protein: Khiến tóc giảm bóng mượt, yếu và chậm phát triển Thiếu Vitamin A & C: Làm giảm hiệu suất tổng hợp Collagen (nguyên liệu hình thành biểu mô) khiến da đầu yếu, tóc dễ bị gãy rụng. Thiếu kẽm: Làm nang tóc kém phát triển, dư dầu nhờn trên da đầu dẫn đến tóc xơ, yếu, gãy rụng. Thiếu dưỡng chất không chỉ là nguyên nhân gây rụng tóc mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt, một số dưỡng chất quan trọng như acid folic, sắt,… nếu thiếu hụt có thể khiến thai nhi gặp phải một số dị tật bẩm sinh. Do đó, mẹ bầu cần thăm khám định kỳ để phát hiện và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ. Căng thẳng kéo dài Rất nhiều mẹ không nghĩ tới căng thẳng cũng là nguyên nhân gây rụng tóc. Theo các bác sĩ, việc căng thẳng quá mức trong thời gian dài sẽ kích thích cơ thể sản xuất ra cortisol – một hormone giúp kiểm soát căng thẳng. Tuy nhiên, hormone này có thể làm tổn thương tế bào mầm tóc, rút ngắn thời gian phát triển của tóc và khiến tóc rụng nhanh hơn. Rụng tóc khi mang thai phải làm sao? Rụng tóc khi mang thai không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý, khiến mẹ bầu lo lắng. Thế nhưng, các biện pháp điều trị như: dùng thuốc, phẫu thuật hay trị liệu ánh sáng không được khuyên khích vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Thay vào đó, các bác sĩ khuyên mẹ nên lựa chọn các phương pháp lành tính, an toàn. Dưới đây là một số cách giúp cải thiện tình trạng rụng tóc phổ biến nhất. Điều trị theo chỉ định Rụng tóc do thiếu chất hoặc bệnh lý cần điều trị chuyên khoa để phục hồi. Bổ sung dưỡng chất Trên thực tế, đa số các dưỡng chất cần thiết cho quá trình mang thai đều có thể bổ sung thông qua chế chế độ ăn uống hàng ngày. Vậy nên, khi thấy tóc bị rụng nhiều hơn, mẹ bầu nên đến cơ sở y tế thăm khám để xem mình đang bị thiếu chất gì và điều chỉnh khẩu phần ăn cho phù hợp. Hãy bổ sung nếu mẹ bầu đang thiếu sắt Dưới đây là những gợi ý cụ thể cho mẹ bầu trong từng trường hợp: Thiếu Sắt và Acid Folic: Khi mang thai, cơ thể của mẹ bầu cần được cung cấp khoảng 60mg sắt/ ngày và 400mg acid Folic/ ngày. Hai dưỡng chất này có nhiều trong các loại thực phẩm như: động vật có vỏ (trai, sò, ốc, hến,..), các loại đậu (đậu lăng, đậu nành, đậu hà lan), các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu, thịt dê,…), các loại rau (rau bina, súp lơ xanh,…), gan và các loại nội tạng. Thiếu Protein: Hàm lượng protein khuyến cáo cho phụ nữ mang thai là 60 – 90g/ngày. Mẹ bầu có thể bổ sung nhóm chất này thông qua các loại thực phẩm như: các loại thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, thủy hải sản, các loại đậu,…. Thiếu Vitamin A: Mẹ bầu cần bổ sung Vitamin A với hàm lượng 650mcg/ ngày. Vitamin A có nhiều trong các loại thực phẩm như: Sữa, gan, trứng, rau ngót, rau dền, rau muống, cà rốt, đu đủ, xoài, bí đỏ,… Thiếu vitamin C: Nhu cầu vitamin C cho mẹ bầu là 85mg/ ngày. Những thực phẩm giúp bổ sung Vitamin C gồm: cam, chanh, đu đủ, dâu tây, ớt chuông, mùi tây, bông cải xanh,… Thiếu kẽm: Bà mẹ mang thai nên chủ động bổ sung kẽm với hàm lượng từ 11- 12 mg/ ngày. Kẽm có nhiều trong các loại thực phẩm như: tôm, cua, hàu, các loại đậu, các loại hạt khô, sữa, trứng,… Trong một số trường hợp mẹ bầu ốm nghén quá nặng, không thể ăn uống thì có thể cần sử dụng thuốc bổ sung. Tuy nhiên, các loại thuốc này cần được kiểm soát chặt chẽ về liều lượng và cách sử dụng. Vậy nên, mẹ bầu không nên tự ý mua thuốc về uống, thay vào đó, hãy thăm khám định kỳ, thực hiện xét nghiệm đầy đủ và tuân thủ đúng liều lượng được bác sĩ chỉ định. ☛ Gợi ý: 18 loại thức ăn giúp mọc tóc bạn nên bổ sung ngay Cân bằng tâm lý Mang thai là giai đoạn mẹ bầu trở nên nhạy cảm, dễ bị stress. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến mái tóc mà còn ảnh hưởng cảm xúc và sự phát triển của thai nhi. Vậy nên, mẹ bầu cần nhận thức rõ vấn đề này và chủ động kiểm soát cảm xúc của mình. Có rất nhiều phương pháp giúp cải thiện tâm trạng, mẹ bầu có thể lựa chọn các cách như: đi dạo, trò chuyện cùng bạn, đọc sách, xem phim hay nghe nhạc,…. Ngủ đủ giấc Các chuyên gia cho biết, thiếu ngủ liên tục có thể là nguyên nhân thúc đẩy hoạt động của các gốc tự do khiến cơ thể nhanh bị lão hóa. Và, tóc gãy rụng là một trong những biểu hiện đầu tiên và rõ ràng nhất. Ngủ đủ giấc giúp mẹ bầu có mái tóc chắc khỏe Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ngủ đủ giấc giúp duy trì nồng độ melatonin tự nhiên và cortisol trong cơ thể ở mức ổn định. Điều này giúp cho hệ thống miễn dịch hoạt động ở mức tối ưu, đem đến một sức khỏe tổng thể tốt, bao gồm cả sự phát triển mái tóc. Vậy nên, mẹ bầu hãy chắc chắn rằng mình đang ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Mẹo khắc phục tại nhà Sử dụng mẹo kích thích mọc tóc là phương pháp được nhiều bác sĩ đồng tình bởi hiệu quả và tính an toàn cao. Dưới đây là một số phương pháp để mẹ bầu tham khảo. Dùng gel nha đam Gel nha đam có tác dụng dưỡng ẩm, kháng viêm, giúp khắc phục tình trạng tóc khô rối, dễ rụng. Mẹ bầu có thể dùng lá nha đam, tách lấy phần gel trong hoặc các chế phẩm gel nha đam được chế biến sẵn. Gel nha đam giúp tóc mọc nhanh và chắc khỏe Cách sử dụng rất đơn giản. Mẹ bầu chỉ cần bôi gel trực tiếp lên da đầu, massage nhẹ nhàng để dưỡng chất thấm sâu vào nang tóc, cung cấp độ ẩm, giảm viêm. Sau 3 – 5 phút, bạn xả tóc với nước. Dùng nước cốt dừa Nước cốt dừa tươi và lòng đỏ trứng gà có tác dụng dưỡng ẩm, kích thích mọc tóc. Nước cốt dừa và lòng đỏ trứng kích thích mọc tóc an toàn Cách thực hiện như sau, mẹ bầu trộn đều lòng đỏ và nước cốt dừa rồi ủ lên tóc trong khoảng 30 phút. Sau đó, gội đầu như quy trình bình thường. Mẹ nên thực hiện 2 lần/ tuần để có kết quả tốt nhất. Massage tinh dầu Các động tác massage làm tăng tuần hoàn máu lưu thông, giúp cung cấp oxy và dưỡng chất đến nang tóc để kích thích tóc mọc. Trong quá trình massage, mẹ bầu có thể kết hợp với các loại tinh dầu như: dầu dừa, dầu oliu, dầu hạnh nhân,… để tăng tác dụng dưỡng ẩm, chống viêm, bổ sung vitamin cho tóc mọc nhanh hơn, hạn chế rụng tóc. Cách chăm sóc giúp hạn chế tóc gãy rụng Rụng tóc khi mang thai có thể trở nên nặng nề hơn nếu mẹ bầu có chế độ sinh hoạt thiếu khoa học hoặc chăm sóc tóc chưa đúng cách. Vì vậy, ngoài sử dụng các biện pháp khắc phục, mẹ bầu nên điều chỉnh những thói quen chưa tốt để hạn chế tóc gãy rụng. Mẹ bầu cần dành nhiều thời gian thư giãn, tránh căng thẳng Dưới đây là một số gợi ý cho mẹ bầu khi chăm sóc tóc: Tránh kiểu tóc buộc chặt: Mẹ bầu không nên tạo những kiểu tóc như: thắt bím, búi cao, cột đuôi ngựa,… vì sẽ khiến tóc rụng nhiều hơn. Ngoài ra, mẹ cũng có thể cảm thấy đau đầu bởi kiểu tóc này. Gội đầu nhẹ nhàng: Khi gội đầu, hãy dùng lược thưa và thao tác nhẹ nhàng để tránh gây rụng tóc. Hạn chế dùng lực lên tóc: Trong thời gian mang thai, bạn hãy để tóc nghỉ ngơi, tránh các phương pháp làm tóc như: ép, uốn, nhuộm,… Chăm tóc bằng sản phẩm organic: Đối với các sản phẩm chăm sóc tóc như: dầu gội, dầu xả, dưỡng tóc,… mẹ bầu nên sử dụng những loại có nguồn gốc tự nhiên, lành tính. Những sản phẩm này thường rất dịu nhẹ cho da đầu, hầu như không gây kích ứng và an toàn cho phụ nữ mang thai. Chọn dầu gội: Nếu mái tóc của mẹ bầu đang mỏng đi, hãy cân nhắc dùng các loại dầu gội và dầu xả tạo độ phồng thay vì những sản phẩm quá ẩm khiến tóc bết và trông mỏng hơn. Và khi dưỡng, hãy tập trung vào phần đuôi tóc thay vì da đầu để tạo độ phồng nhiều hơn. ☛ Xem thêm: Gợi ý các loại dầu gội mọc tóc tốt cho bà bầu êmĐa số các trường hợp rụng tóc khi mang thai sẽ tự hết khi thai kỳ kết thúc. Số ít trường hợp không được chăm sóc tốt khiến rụng tóc kéo dài và khó khắc phục. Do đó, trong thời gian này, mẹ bầu cần nghỉ ngơi nhiều, ăn uống đầy đủ. Nếu muốn sử dụng các biện kích thích mọc tóc, mẹ bầu nên chờ đến khi sinh em bé và cần chắc chắn rằng sản phẩm đó có nguồn gốc rõ ràng, an toàn. Maxxhair có trị được rụng tóc khi mang thai? Câu trả lời là: Không. Không chỉ riêng Maxxhair mà tất cả sản phẩm trị rụng tóc khác đều không được khuyến khích sử dụng khi mang thai, trừ khi có chỉ định từ bác sĩ. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể sử dụng Maxxhair sau khi đã sinh em bé. Các nghiên cứu cho thấy, tình trạng rụng tóc khi mang thai thường chấm dứt sau khoảng 4 tháng sau sinh. Nếu có biện pháp chăm sóc tốt, bạn có thể rút ngắn thời gian này và tránh gặp phải tình trạng rụng tóc sau sinh. Maxxhair là một gợi ý hàng đầu cho bạn trong thời gian này. Maxxhair được khuyến khích sử dụng sau khi sinh Khả năng kiểm soát rụng tóc, kích thích tóc mọc của Maxxhair được tạo ra nhờ cơ chế tác dụng 03 trong 1, cụ thể: Giảm số lượng tóc rụng: Nhờ phức hợp Kẽm và L’Arginin giúp ức chế quá trình sản xuất hormone DHT nội sinh (Dihydrotestosterone). Nhờ đó, các nang tóc ít bị bít tắc khiến tóc được nhận đủ dưỡng chất, trở nên chắc khỏe và bóng mượt. Rút ngắn thời gian mọc tóc: Nhờ thành phần Polyaktiv chiết xuất từ mầm gạo Nhật Bản. Nghiên cứu của tập đoàn Ozyra Fat & Chemical cho thấy, Polyaktiv có khả năng thúc đẩy tốc độ phát triển của tóc lên đến 60%. Cải thiện chất lượng tóc: Các thảo dược và dưỡng chất như: Vitamin B5, Biotin, Hà thủ ô đỏ, Cao dâu tằm, Bột mộc nhĩ… có tác dụng nuôi dưỡng sợi tóc từ bên trong, giúp tóc đen bóng và chắc khỏe. Để kiểm nghiệm tác dụng kích mọc tóc của Maxxhair, một nghiên cứu đã được thực hiện tại Đại học Y Hà Nội bởi PGS.TS Phạm Thị Vân Anh – Trưởng bộ môn Dược lý. Kết quả cho thấy, sau khoảng 19 – 26 ngày sử dụng Maxxhair với liều lượng khuyến cáo, các nang tóc được tái tạo rõ rệt. Nhờ đó, những sợi tóc mới mọc lên nhanh và chắc khỏe hơn. Để tìm Mua Maxxhair tại Nhà thuốc, vui lòng BẤM TẠI ĐÂY Hoặc Đặt mua giao hàng tận nhà bấm TẠI ĐÂY Rụng tóc khi mang thai khá phổ biến nhưng không gây nguy hiểm. Vì vậy, mẹ bầu không nên quá lo lắng khi gặp phải tình trạng này. Nếu nhận thấy tóc rụng quá nghiêm trọng, cần có biện pháp khắc phục, mẹ bầu nên tìm gặp bác sỹ để được thăm khám và hướng dẫn điều trị. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc hoặc áp dụng các biện pháp điều trị khác khi chưa có chỉ định. Chúc mẹ bầu một thai kỳ khỏe mạnh và nhiều niềm vui! Tài liệu tham khảo: https://www.healthline.com/health/hair-loss-in-pregnancy#causes https://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-nganh/giao-duc-suc-khoe/rung-toc-khi-mang-thai-2802 https://suckhoedoisong.vn/cach-ngua-rung-toc-khi-mang-thai-169114777.htm Chia sẻ Chia sẻ
Dưỡng tóc hiệu quả với trứng gà bạn nên thử ngay
Trứng gà được xem là nguyên liệu dưỡng tóc hiệu quả, được nhiều chị em yêu thích. Tuy nhiên, không phải ai nào cũng biết cách dùng trứng gà để ủ tóc. Dưới đây là những cách dưỡng tóc hiệu quả từ trứng gà. Mục lụcLợi ích của trứng gà với tócThúc đẩy tóc mọc nhanhNgăn rụng tócTăng độ đàn hồi cho tócGiúp tóc bóng mượt hơnPhục hồi tóc hư tổnLoại sạch gàuCông thức chăm sóc tóc hiệu quả với trứng gàDưỡng tóc với trứng gàCách trị gàu với trứng gàCách làm mượt tóc từ lòng đỏ trứng gàTrị tóc chẻ ngọn với trứng gàLưu ý khi dưỡng tóc bằng trứng gà Lợi ích của trứng gà với tóc Thúc đẩy tóc mọc nhanh Trứng gà có chứa nhiều Protein cùng các loại Vitamin A, B, E. Những dưỡng chất này đóng vai trò thúc đẩy nhanh sự phát triển của mái tóc, kiểm soát gàu, bảo vệ tóc tránh được tác hại của tia cực tím, hỗ trợ tóc chắc khỏe, ngăn ngừa quá trình lão hóa của mái tóc. Ngăn rụng tóc Những đối tượng đang gặp tình trạng rụng tóc thì lòng đỏ trứng gà có thể cứu cánh mái tóc rụng của bạn một cách khá an toàn và hiệu quả bởi Protein trong lòng đỏ có tác dụng giúp tóc chắc khỏe, giảm gãy rụng. Tăng độ đàn hồi cho tóc Bên cạnh Protein lòng đỏ trứng gà còn chứa nhiều Lutein có khả năng dưỡng ẩm, từ đó tăng độ đàn hồi cho tóc. Hơn nữa Lecithin chứa trong trứng gà còn giúp khắc phục tình trạng tóc khô xơ hiệu quả Giúp tóc bóng mượt hơn Trứng còn chứa nhiều axit béo có tác dụng làm tóc mềm mại, suôn mượt hơn, đặc biệt rất phù hợp với những đối tượng sở hữu mái tóc bị xỉn màu. Phục hồi tóc hư tổn Protein chính là dưỡng chất giúp phục hồi tóc hư tổn một cách hiệu quả, từ đó giúp nang tóc khỏe mạnh và mọc dày hơn, hạn chế tình trạng tóc giòn dễ gãy rụng. Loại sạch gàu Axit béo chứa trong trứng gà có khả năng loại bỏ gàu, làm sạch da đầu, ngăn ngừa bệnh vảy nến. Từ đó, giúp nang tóc của bạn khỏe mạnh, mọc nhanh và giảm gãy rụng. Công thức chăm sóc tóc hiệu quả với trứng gà Dưới đây là những cách dưỡng tóc hiệu quả với trứng gà bạn có thể tham khảo và lựa chọn cách phù hợp cho mình. Dưỡng tóc với trứng gà Cách dưỡng tóc hiệu quả chính là làm cho tóc trở nên bóng mượt và suôn mềm hơn. Với những cách dưới đây, bạn có thể lựa chọn những cách làm phù hợp với quỹ thời gian cũng như mái tóc của mình: Cách 1 : Sử dụng 2-3 quả trứng để massage da đầu, ủ trong vòng nửa giờ. Sau đó, gội lại với dầu và xả nước mát. Mỗi tháng chỉ cần sử dụng liệu pháp này 2 lần bạn sẽ có mái tóc óng ả, mượt mà. Cách 2 : Trộn 2 thìa nước cốt chanh với 1 quả trứng và ủ lên tóc khoảng 30 phút rồi gội sạch tóc, cách này giúp tóc bóng khỏe hơn. Cách 3 : Để có mái tóc khỏe đẹp, bạn có thể trộn 2 lòng đỏ trứng (phụ thuộc vào độ dày và dài của tóc) cùng với 2 muỗng cà phê dầu hải ly (dầu thầu dầu). Thoa đều mặt nạ này lên tóc, giữ trong vòng 10 phút và gội sạch với dầu gội thông thường. Cách 4 : Bạn hãy đánh thật tơi lòng đỏ trứng (cho đến khi trứng lên bọt), sau đó cho thêm một muỗng dầu thoa trẻ em (baby oil) và đánh lại một lần nữa để hỗn hợp đồng nhất. Cho thêm một ít nước vào hỗn hợp và bắt đầu thoa đều chân tóc. Để cho tóc khô lại và gội thật sạch, bạn sẽ có một mái tóc mềm hơn cách bạn xả với dầu xả thông thường. Cách 5: Trộn lòng đỏ trứng với 1/4 chén sữa chua, một ít vỏ chanh xay nhuyễn. Trộn đều các nguyên liệu sau đó thoa lên toàn bộ da đầu, Ủ tóc trong khoảng 10 phút và sau đó gội sạch với dầu gội. Hỗn hợp này giúp nuôi dưỡng tóc hiệu quả. Cách trị gàu với trứng gà Trứng gà có khả năng loại bỏ gàu và làm sạch da đầu. Bạn hãy trộn 2 lòng đỏ trứng với một chút baking soda, 1 thìa dầu oliu rồi massage da đầu nhẹ nhàng. Baking soda sẽ giúp lấy đi tế bào da chết những gàu ở chân tóc. Bên cạnh đó, lòng đỏ trứng gà và dầu oliu sẽ giúp xóa đi các vết nứt nẻ trên da đầu của bạn. Cách làm mượt tóc từ lòng đỏ trứng gà Trứng gà cũng có công dụng làm mượt tóc hiệu quả, nếu bạn biết sử dụng chúng đúng cách. Bạn có thể tham khảo những cách áp dụng dưới đây: Cách 1: Trộn 1 thìa mật ong, 1 lòng đỏ trứng, 1 thìa dầu hạnh nhân, 1 thìa sữa chua sau đó phủ hỗn hợp lên tóc trong vòng nửa giờ và xả lại với nước ấm. Cách 2 : Trộn lòng đỏ trứng trực tiếp lên tóc và ủ trong vòng nửa giờ sau đó xả lại để có mái tóc óng mượt. Cách 3 : Trộn một lòng đỏ trứng với nước cốt chanh, đánh thật tơi, bôi lên tóc và giữ một ít phút, gội sạch với nước. Hỗn hợp này giúp cho tóc bị xơ và phai màu lấy lại được vẻ óng ả. Cách 4 : Bạn có thể làm một hỗn hợp khác bằng cách đánh tơi lòng đỏ trứng và thêm 1/2 muỗng dầu oliu và tiếp tục đánh hỗn hợp thật nhuyễn, rồi thêm một chút nước ấm. Sau khi đã gội đầu xong, thoa đều mặt nạ này lên tóc và để khoảng 10 phút, gội lại bằng nước sạch. Cách 5: Trộn 1 muỗng mật ong, một lòng đỏ trứng, 1/2 muỗng dầu hạnh nhân và 1 muỗng sữa chua. Đánh cho hỗn hợp tơi xốp và thoa đều lên tóc. Để khoảng nửa giờ rồi gội lại với nước. Cách này sẽ giúp cho tóc của bạn óng mượt và nuôi dưỡng tóc một cách cân bằng. Trị tóc chẻ ngọn với trứng gà Để trị tóc chẻ ngọn, bạn có thể tham khảo những cách làm sau đây: Cách 1 : Trộn 1 thìa mật ong, 2 thìa oliu và một lòng đỏ trứng thành 1 hỗn hợp để massage da đầu trong vòng 15 phút sau đó xả sạch tóc với nước. Cách 2: Trộn 1 thìa nước chanh với lòng đỏ trứng ủ lên tóc khoảng 10 phút và chăm sóc tóc đúng cách sẽ giúp bạn cải thiện hiệu quả mái tóc chẻ ngọn. Chú ý: Nếu bạn gội đầu khoảng 2 lần một tuần hãy thay đổi các loại mặt nạ tóc để tóc được cung cấp đầy đủ các loại dưỡng chất cần thiết như trên. Đặc biệt tóc cần được chăm sóc sau khi bơi ở hồ bơi hoặc đi biển. Ngoài ra, nếu đi nắng hãy đội mũ và che nắng cho mái tóc của bạn nhé! Lưu ý khi dưỡng tóc bằng trứng gà Gội đầu sạch sau mỗi lần ủ mặt nạ trứng gà để loại bỏ mùi tanh Bên cạnh nhưng công dụng tốt mà trứng gà mang lại cho mái tóc, cũng có một số hạn chế bạn cần lưu ý khi dưỡng tóc bằng trứng gà để nâng cao hiệu quả chăm sóc tóc. Trong quá trình thoa mặt nạ trứng gà lên tóc, cần cẩn thận để tránh trứng gà dính vào vùng mắt, mũi Hãy gội đầu với dầu gội để loại bỏ mùi sau mỗi lần ủ mặt nạ trứng gà lên tóc. Lựa chọn mua trứng gà đảm bảo chất lượng, trứng còn tươi mới sẽ giữ được giá trị dinh dưỡng tốt nhất. Không nên lạm dụng ủ tóc với trứng gà để tránh tình trạng tóc bị bết dính. Một tuần chỉ cần áp dụng 1 lần là đủ. TPBVSK Maxxhair bổ sung vitamin, các khoáng chất và thảo dược hỗ trợ tăng cường sức khỏe của tóc, hỗ trợ mọc tóc nhanh, chắc khỏe từ bên trong, suôn mượt và bóng đẹp, ngăn ngừa rụng tóc, hỗ trợ thải độc do ảnh hưởng của hóa chất sử dụng cho tóc (thuốc nhuộm, uốn, ép tóc). Với MAXXHAIR tóc muốn rụng cũng khó Maxxhair đã được Bộ Y tế – Cục An toàn Thực phẩm cấp phép và lưu hành hơn 10 năm trên thị trường. Năm 2020, Maxxhair ra mắt công thức cải tiến bổ sung thêm thành phần Polyaktiv nhập khẩu trực tiếp từ Nhật Bản. Theo nghiên cứu tại Nhật Bản, Polyaktiv có tác dụng tăng tốc độ mọc tóc nhanh hơn 60%. Cũng theo nghiên cứu thực nghiệm tại Đại học Y Hà Nội vào năm 2020, với liều lượng viên uống Maxxhair mới được điều chỉnh thích hợp, tác dụng cho thấy sự tái tạo các nang rõ rệt sau ngày thứ 19 và 26 ngày. Từ đó, giúp sợi tóc mọc lên nhanh chắc khỏe hơn. Nghiên cứu được thực hiện bởi PGS.TS Phạm Thị Vân Anh – Trưởng bộ môn Dược lý Đại học Y Hà Nội vào tháng 01 năm 2020. Maxxhair được chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên nên rất an toàn, lành tính cho người dùng, các dưỡng chất bao gồm: ☛ Thành phần Polyaktiv (Chiết xuất từ mầm gạo Ozyra sativa) tạo nên công thức đột phá cho sản phẩm Maxxhair mới. Từ lâu, mầm gạo Ozyra đã được sử dụng trong ngành dược mỹ phẩm ở Nhật Bản bởi tính an toàn tự nhiên của nó. Theo nghiên cứu mới đây của Tập đoàn Ozyra Oil & Fat Chemical, mầm gạo Ozyra Sativa chứa hoạt chất Polyamine. Hoạt chất này có tác dụng hỗ trợ phát triển nang tóc, giúp tóc mọc nhanh chắc khỏe tương đương với thuốc điều trị rụng tóc Minoxidil (Loại thuốc thường được kê cho bệnh nhân rụng tóc toàn thể, hói đầu). ☛ Phức hợp Kẽm + L’arginin có trong Maxxhair cân bằng hormone DHT – thủ phạm của 80% các trường hợp rụng tóc hói đầu. Khi nội tiết nam/nữ suy giảm, hormone DHT tăng lên này làm cho nang tóc bị teo nhỏ, tiết nhiều bã nhờn khiến tóc bị bít kín, không nhận đủ dưỡng chất dần suy yếu và gãy rụng. Maxxhair chứa phức hợp kẽm và l’arginin sẽ làm giảm hormone DHT, từ đó ngăn ngừa rụng tóc toàn thể từ sâu bên trong. ☛ Các thành phần khác như Hà thủ ô đỏ, Vitamin B5; Biotin,… là những vitamin và khoáng chất cần thiết cho tóc, giúp tóc con mọc nhanh, chắc khỏe đen và bóng mượt. Maxxhair tự hào 11 năm qua đem đến mái tóc chắc khỏe đẹp cho người Việt. Sản phẩm đã được hàng triệu người tin dùng và được người bình chọn là Sản phẩm hàng đầu hỗ trợ điều trị rụng tóc và kích thích mọc tóc nhanh do Thời báo kinh tế Việt Nam công bố vào năm 2018. Bạn được khuyên nên sử dụng đúng theo liệu trình để có kết quả khắc phục tình trạng rụng tóc hiệu quả cao nhất: Hỗ trợ giảm rụng tóc: 4 viên/ngày, chia 2 lần, uống ngay sau bữa ăn trưa và bữa ăn tối; khi có kết quả, uống ngày 2 viên. Hỗ trợ thải độc hóa chất cho cơ thể: uống 1 tuần sau mỗi lần nhuộm, ép tóc, mỗi ngày 4 viên chia 2 lần, sau đó duy trì mỗi ngày 2 viên cho 2 tuần tiếp theo. Nên sử dụng liên tục một đợt từ 1 – 3 tháng để có kết quả tốt nhất. Để tìm Mua Maxxhair tại Nhà thuốc, vui lòng BẤM TẠI ĐÂY Hoặc Đặt mua giao hàng tận nhà bấm TẠI ĐÂY Lưu ý: Dùng Maxxhair an toàn cho phụ nữ sau sinh, đang cho con bú. Không dùng cho phụ nữ đang mang thai. Để biết thêm thông tin xin gọi tới Tổng đài miễn cước 1800.1564 ( giờ hành chính ) hoặc tham khảo các câu chuyện về kinh nghiệm chữa rụng tóc tại địa chỉ www.maxxhair.net Chia sẻ Chia sẻ
Cấu tạo tóc
Tóc được chia thành 2 phần, phần gốc và phần thân. Phần gốc của tóc nằm dưới da đầu. Phần có cấu trúc hình túi bao lấy gốc tóc gọi là nang tóc. Phần đáy của gốc tóc nằm trong một bầu. Mao mạch và các sợi dây thần kinh đi vào trong các bầu này. Các tế bào ở trung tâm của bầu được phân chia. Những tế bào tóc mới đẩy tế bào tóc trước đó lên. Những tế bào di chuyển ra phía ngoài sẽ dần dần chết để tạo thành phần thân tóc cứng. Cấu tạo tóc Tóc được cấu tạo bởi thành phần chủ yếu là protein (88%). Những protein này là những loại sợi cứng, gọi là keratin. Các thành phần khác của tóc gồm: nước, chất béo, hydrat carbon, vitamin, khoáng chất. thân tóc cứng. Thân tóc chia làm 3 lớp: lớp biểu bì (cuticle), lớp giữa (cortex), lớp tủy (medulla) Các lớp của thân tóc Lớp biểu bì là lớp ngoài cùng giúp bảo vệ các lớp bên trong. Lớp này trong suốt. Độ bền của lớp biểu bì giữ cho tóc sáng bóng, khi lớp biểu bì hư hại, nó khiến cho mái tóc trông không còn sức sống. Lớp tủy là lớp trong cùng của tóc, cấu tạo gồm những keratin không có hình dàng, kích thước rõ rệt. Lớp giữa gồm nhiều sợi nhỏ hợp thành và chứa các hạt sắc tố. Lớp giữa quyết định khả năng chịu đựng, độ chắc khỏe và màu của tóc. Để thay đổi màu tóc, thuốc nhuộm phải thấm qua lớp biểu bì, đi vào lớp giữa và kết hợp với các hạt sắc tố. Nang tóc chứa các tuyến bã nhờn, giúp tóc sáng bóng. Stress, sức khỏe không tốt, ăn không đủ chất dinh dưỡng sẽ làm mất màu tóc, gây nên tình trạng bạc tóc. Hình dáng tóc (tóc xoăn, tóc thẳng) chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi gene. Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng, quá trình làm tóc có thể ảnh hưởng đến hình dáng bên ngoài của tóc. Màu tóc có được nhờ các hạt sắc tố trong tóc. Có 2 loại sắc tố: Eumelanin, Phaeomelanin Eumelanin là những hạt hình oval hoặc elip, các hạt này giúp tóc có màu nâu hoặc đen. Tóc màu càng tối, lượng Eumelanin ở trong tóc càng lớn. Phaeomelanin là những hạt giúp tóc có màu vàng hoặc đỏ. Tóc càng chứa nhiều phaeomelanin, tóc càng sáng. Không giống eumelanin, phaeomelanin có hình que, nhỏ hơn. Tóc trắng không chứa melanin, còn tóc bạc chỉ chứa một lượng nhỏ melanin. Chia sẻ Chia sẻ